ClockThứ Hai, 09/09/2024 14:20

Tâm thế người thầy

TTH - Mới đầu hè, nhiều học sinh đã bày tỏ muốn có mùa hè bổ ích, không phải học thêm và được vui chơi. Nhiều phụ huynh quyết định cho con có những trải nghiệm thú vị suốt mùa hè. Họ biết, khi chuyển sang chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, ngành giáo dục đã chú trọng giảm tải cho người học.

Tôn trọng cá tính là góp phần nâng cao chất lượng dạy họcHạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu ngườiĐể đến trường đong đầy niềm vui

 Học sinh Phong Điền trong một giờ học trải nghiệm

Ngay chuyện chơi của con trẻ giờ đây cũng được xem là bài học sinh động được áp dụng vào thực tế. Trong câu chuyện với phụ huynh có con học tiểu học, nhiều người bày tỏ, con mình đã mạnh dạn và tự tin khi xử lý các tình huống. Các em tích cực, hào hứng hơn trong các hoạt động học tập. Tâm thế của người học cũng đã khác. Đã không còn cảnh “thầy đọc, trò chép”; thay vào đó, các em được hình thành và phát triển năng lực tự học, được mở rộng kiến thức, tham gia các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn: “Học qua làm”. Với cách tiếp cận mới, học sinh đã có thể vận dụng hiệu quả kiến thức đã học để tự giải quyết các tình huống.

Còn nhớ một lần tham gia vào buổi thực hành của cô giáo Hồ Thị Thanh Vân, Trường THCS Huỳnh Đình Túc (TX. Hương Trà), lớp học khá sôi nổi khi cô cho các em phát biểu thoải mái, tự do suy nghĩ, sáng tạo. Còn giáo viên chủ động tìm các phương pháp giáo dục hiện đại, gắn với thực tiễn cuộc sống, gần gũi và hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Cô Vân không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn phải “tư vấn”, trao cơ hội và khơi dậy nguồn cảm hứng học tập trong mỗi học sinh. Tất nhiên với cách học này, các em sẽ hứng thú hơn. Điều này cũng đặt ra yêu cầu các em phải thay đổi cách học, cần chủ động hơn trong quá trình học, lĩnh hội kiến thức.

Mùa hè qua, giáo viên khá bận rộn khi các trường khuyến khích giáo viên cập nhật chương trình, kiến thức qua internet và các kênh tài liệu khác để tự rèn luyện, bồi dưỡng. Với yêu cầu đổi mới môn học, giáo viên bắt buộc phải có sự thích ứng nhanh với việc tự đổi mới. Giáo viên chủ động ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào kiểm tra đánh giá học sinh. Theo nhiều giáo viên, giáo án điện tử cần được thiết kế khoa học, đẹp mắt, tạo hứng thú cho học sinh. Bài giảng muốn hay, cũng cần tăng cường bằng kênh hình, video liên quan tới thông tin thời sự, hiện đại để kiến thức môn học không bị nhàm chán.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Anh, giáo viên Trường tiểu học Trần Quốc Toản (TP. Huế) bật mí, đầu tiên giáo viên cần thay đổi tư duy, nhận thức; tích cực ứng dụng công nghệ vào trong các giờ học. Trên nền chương trình, giáo viên vừa cung cấp kiến thức, vừa tổ chức tốt các hoạt động giáo dục khác nhằm thu hút học sinh tham gia có chủ đích vào việc học, hạn chế sự áp đặt trong dạy và học. Tất nhiên làm được điều này, việc tự học, tự rèn luyện của giáo viên vô cùng quan trọng và có tính thường xuyên.

Rõ ràng, muốn đổi mới cả về phương pháp dạy và học, cả về kiểm tra, đánh giá, đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực. Quan trọng nhất, giáo viên vẫn phải dạy chuẩn kiến thức, có lối dạy học thú vị, hấp dẫn, biết đưa ra được những gợi ý phù hợp cho mỗi lứa tuổi học sinh để các em được thực hành, vận dụng và luôn sáng tạo ở mỗi bài dạy.

Bài, ảnh: An Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò chủ động của người thầy

Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với cấp trung học phổ thông (THPT). Sau một năm thực hiện, thầy cô giáo và các em học sinh dần thích nghi với việc tổ chức dạy và học.

Vai trò chủ động của người thầy
Chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho năm học mới

Chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024, các trường học trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học và cả tâm thế để đón học sinh trở lại trường.

Chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho năm học mới
Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang

Xuất phát từ tấm lòng đồng cảm, yêu thương, hơn 20 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hoàng Kim Sơn miệt mài đem yêu thương đến cho biết bao cảnh đời cơ cực. Bước chân thầy Sơn đã đến nhiều làng, nhiều bản để giúp đỡ, sẻ chia… đã trở nên gần gũi, xúc động đối với học sinh và bà con nghèo.

Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang
Sách là người thầy

Đối với học sinh trên địa bàn Phú Vang, sách là người thầy để các em trau dồi kiến thức, kỹ năng, vững bước trên con đường học tập.

Sách là người thầy
Return to top