ClockChủ Nhật, 20/12/2020 07:19

Xóa nghèo bền vững

TTH - Hơn 6 triệu người thoát nghèo, hơn 2 triệu người thoát cận nghèo trong 4 năm (2016-2019)… là con số được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo tại hội nghị trực tuyến tổng kết giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, vừa được tổ chức cuối tuần trước. Đây là con số đầy tự hào của Việt Nam, được thế giới ghi nhận là một trong những hình mẫu thành công trong xóa đói giảm nghèo.

Xóa nghèo bền vữngCon đường nào để xóa đói giảm nghèo thành côngXã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững

Đói nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội lớn không chỉ với từng quốc gia, mà còn là vấn đề toàn cầu. Với Việt Nam, đi lên từ nghèo nàn, lạc hậu, chiến tranh liên miên, bị bao vây cấm vận... thì công cuộc xóa đói giảm nghèo càng cam go, gian khổ. Đây là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước đặt lên hàng đầu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và sự đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo được lồng ghép trong các chương trình dự án, kể cả hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo đã được triển khai.

Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, tổng các nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020 là 93.607,785 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm: vốn ngân sách T.Ư: 45,33%; vốn ngân sách địa phương: 10,75%; vốn xã hội hóa: 23,62%; vốn ủng hộ Quỹ

“Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp: 19,86%...

Với Thừa Thiên Huế, đầu giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 8,36%, đến cuối năm 2019 đã giảm xuống 4,17% và dự kiến giảm còn 3,67% vào cuối năm 2020. Bình quân tỷ lệ giảm nghèo hàng năm 0,94%/năm, vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo Chính phủ giao 0,87%/năm, đồng thời góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhìn lại chặng đường xóa đói, giảm nghèo những năm qua chúng ta thấy nhiều bước chuyển quan trọng. Với cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều, nhiều chính sách được triển khai đồng bộ. Đó là việc huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép nhiều chương đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng khó khăn, vùng bãi ngang, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hạ tầng giao thông để kết nối giao thương, thu hút đầu tư, tạo việc làm.

 Đi kèm với đó, nhiều mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh giảm nghèo hiệu quả; chính sách vay vốn ưu đãi, vay vốn xuất khẩu lao động, hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí giúp người nghèo có cơ hội tìm được việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định bền vững. Đồng thời, hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, học phí, cứu trợ mùa giáp hạt, thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ khi ốm đau hoạn nạn... để người nghèo vượt qua khó khăn trước mắt, vững bước trong cuộc chiến xóa đói, giảm nghèo.

Tuy nhiên, với những thách thức của đại dịch COVID-19, những tổn thất nặng nề bởi bão lũ trong năm 2020, người nghèo dễ bị tổn thương và có nguy cơ tái nghèo. Với người nghèo sống ở vùng nông thôn, miền núi việc hỗ trợ khôi phục hạ tầng sản xuất, cây con giống, sửa chữa nhà cửa bị hư hại là giải pháp căn cơ nhất để người nghèo tự tạo việc làm, thu nhập sớm ổn định cuộc sống.

Với người nghèo thành thị, giải pháp cốt lõi nhất là tạo việc làm để có thu nhập ổn định. Đây là thách thức không nhỏ, khi đại dịch COVID-19 khiến sản xuất, kinh doanh bị đình đốn, lấy đi hàng chục triệu việc làm trên thế giới…

 Để cuộc chiến xóa đói giảm nghèo ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, hơn lúc nào hết chính quyền cơ sở cần sát dân hơn, nắm vững từng hoàn cảnh để tìm biện pháp hỗ trợ cụ thể, phù hợp. Đồng thời, bản thân người nghèo cần nuôi dưỡng ý chí thoát nghèo và thoát nghèo ngay từ nhận thức để mạnh mẽ vươn lên.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top