ClockThứ Sáu, 18/08/2023 12:16

Trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp công dân

TTH - Công tác tiếp công dân (TCD), xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác TCD, xử lý đơn thư và giải quyết KN, TC.

Tinh thần của người đảng viên trẻ trên biên giớiĐiểm tựa vững bền cho thế hệ mai sauĐiều tra, truy tố, xử lý nghiêm tội phạm “tín dụng đen”

leftcenterrightdel
 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (thứ 2, trái qua) giải thích cho công dân hiểu những vấn đề khiếu nại tại buổi tiếp công dân

Nhiều vụ việc được xử lý dứt điểm

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, thời gian gần đây, lãnh đạo chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện đã có kế hoạch hợp lý, chủ động trong công tác TCD, nhiều vụ việc được xử lý dứt điểm ngay tại buổi TCD. Các cơ quan chức năng cũng đã trả lời thấu tình, đạt lý và được giao cho các cấp, các ngành có liên quan tham mưu xử lý. Do vậy, về cơ bản những KN, TC, kiến nghị, phản ánh của công dân được giải quyết dứt điểm.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, lãnh đạo UBND tỉnh và thủ trưởng các cấp, các ngành đã tiếp công dân thường xuyên và định kỳ gần 1.500 lượt với khoảng 1.100 người; tiếp nhận gần 2.500 đơn thư KN, TC, kiến nghị, phản ánh. Công tác TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC đã được chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các ngành quan tâm thực hiện nghiêm túc, giải quyết kịp thời, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN, TC của công dân, hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu kiện đông người, phức tạp kéo dài, phát sinh thành điểm nóng, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Có được kết quả trên là do UBND tỉnh chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TCD, giải quyết KN, TC và Quy định số 11 về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong công tác TCD, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Trong đó, luôn coi trọng, nhấn mạnh tập trung thực hiện hiệu quả công tác TCD, giải quyết KN, TC. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc KN, TC, kiến nghị, phản ánh đã được Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND cấp huyện kết luận, chỉ đạo qua công tác TCD. Công tác đối thoại trong giải quyết KN đã được quan tâm, các cấp, các ngành đã tăng cường công tác đối thoại, hòa giải ngay từ khi phát sinh vụ việc.

Thực tiễn giải quyết các vụ việc KN, TC trên địa bàn tỉnh cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp trong giải quyết giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan đã tạo ra sự thống nhất chung trong việc quản lý, chấp hành và giám sát hoạt động TCD, tiếp nhận và giải quyết các KN, TC của người dân, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội tại địa phương. Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã dành thời gian thích đáng trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với công dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, KN, TC của công dân.

UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã quan tâm tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài thuộc địa bàn, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị quản lý, chủ động trong công tác đối thoại với công dân để giải quyết các vấn đề còn xung đột. Nhờ đó, các vụ việc phức tạp, kéo dài được giải quyết cơ bản. Quan điểm của tỉnh đối với công tác xử lý, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo là tập trung rà soát, xử lý dứt điểm; chủ động trong công tác đối thoại với công dân để giải quyết các vấn đề còn xung đột.

Công khai, minh bạch

Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, toàn tỉnh đã và đang đẩy nhanh công tác lập, quản lý, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng quy hoạch trên địa bàn tỉnh,... nên việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đã phát sinh nhiều KN, TC là điều không tránh khỏi.

Một số quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, nhất là lĩnh vực quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa theo kịp thực tế, thường xuyên thay đổi đã gây khó khăn trong quá trình giải quyết KN. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế nên có những yêu cầu, đòi hỏi không đúng quy định pháp luật. Có những vụ việc đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác nhau, mặc dù đã bảo đảm về chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng người KN vẫn cố tình không chấp nhận kết quả giải quyết.

“Với tinh thần chủ động, không bị động, bất ngờ, lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện và các sở, ban, ngành xác định KN, TC là lĩnh vực phức tạp, nếu không ổn định được tình hình sẽ không phát triển được kinh tế, thậm chí làm kìm hãm mọi sự phát triển. UBND tỉnh chỉ đạo UBND các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm hạn chế những bức xúc của người dân dẫn đến KN, TC, góp phần thực hiện tốt các dự án, ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn” - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chia sẻ.

Bài, ảnh: THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số
Return to top