ClockThứ Ba, 26/07/2022 14:41

Về với cội nguồn

TTH - Đó là chủ đề của Chương trình tri ân mà những người lính mang áo Blouse trắng xác định, khi trở về với tình đất, tình người sâu nặng nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.

Người lính mặc áo blouse ở xã NhâmBệnh viện Quân y 268 tặng 15 suất quà cho gia đình chính sách

Các Bác sĩ của Bệnh viện Quân y 268 trực tiếp khám, tư vấn sức khỏe cho Nhân dân

Những ngày cuối tháng bảy, chúng tôi được cùng đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Quân y 268/QK4 thực hiện chương trình “Về với cội nguồn” tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới. Biết được Bệnh viện 268 về khám sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho Nhân dân, ngay từ lúc còn tinh mơ, những người dân ở các bản làng đã nô nức trở về trung tâm xã để các bác sĩ quân đội chăm sóc sức khỏe.

Bà Kăn Ngành, năm nay đã 75 tuổi, thôn Đụt - Lê Triêng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới tâm sự: “Mấy năm trước, khi dịch COVID-19 chưa lây lan, mệ đều được các bác sĩ của Bệnh viện 268 khám bệnh và cho thuốc. Căn bệnh viêm đa khớp lại tái phát, rất đau nên đi lại khó khăn lắm. Biết các bác sĩ của Bệnh viện 268 về chăm sóc sức khỏe cho người dân, mệ mừng lắm…”.

Bà con nhân dân trong xã tập trung chờ đến lượt mình được khám bệnh và cấp thuốc

Thượng úy Hồ Cu Liên, nhân viên y sĩ của Đoàn KT-QP 92 tăng cường cho đoàn công tác chia sẻ: “Chúng tôi dành nhiều thời gian quan tâm, hướng dẫn bà con từ những chi tiết nhỏ, như cách sử dụng thuốc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh... Vận động bà con có ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh; một số từ phổ thông chưa hiểu, chúng tôi nói bằng tiếng đồng bào để họ hiểu và làm theo”.

Cầm trên tay gói thuốc, nét mặt phấn khởi, vừa được các bác sĩ khám tổng thể và cấp thuốc, ông Quỳnh Rêh, 85 tuổi, ở thôn A Đeeng - ParLieng 2, xã Trung Sơn thổ lộ: “Nhà tôi ở xa, mỗi lần đi khám bệnh rất vất vả, được các bác sĩ Quân đội về tận nơi khám bệnh và cho nhiều thuốc nữa, rất vui và cảm ơn nhiều lắm”.

Trực tiếp khám sức khỏe cho nhiều người dân, Đại úy, bác sĩ Đường Minh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Nội chung cho biết: “Chúng tôi xác định đây là niềm hạnh phúc khi được thăm khám sức khỏe, phục vụ Nhân dân. Một số căn bệnh nan y đã được phát hiện. Chúng tôi đã xác định phác đồ điều trị, hướng dẫn kê thuốc để sau đó cán bộ y tế xã vẫn có thể điều trị theo phác đồ ấy”.

“Người dân Pa Cô chúng tôi rất yêu quý các thầy thuốc của Bệnh viện 268. Khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở vào thời điểm khốc liệt nhất, tình cảm của người dân với các anh bộ đội đã gắn bó thủy chung như một cơ duyên không thể tách rời. Từ đó đến nay, cứ mỗi dịp lễ, tết, các sự kiện trọng đại, những dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, các đoàn cán bộ của bệnh viện đều về thăm như về chính nơi cội nguồn của mình”. Đồng chí Lê Văn Nghiếu, Chủ tịch UBND xã Trung sơn thổ lộ.

Bằng những việc làm thiết thực, Bệnh viện Quân y 268 đã phối hợp với Đoàn KT-QP 92, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân và cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành khám, xét nghiệm, siêu âm tổng quát, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 300 lượt người; tặng trạm y tế xã một bộ máy vi tính, thuốc và trang thiết bị y tế, tặng gia đình sách đặc biệt khó khăn 30 suất quà, tổ chức tuyên truyền, giao lưu văn nghệ... với trị gần 100 triệu đồng”.

Bài, ảnh: Xuân Bính

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi tôi luyện bao người lính kiên cường

Cùng dầm mưa dãi nắng, “uống gió nằm sương” với chiến sĩ mới trên thao trường, cán bộ Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã huấn luyện bao thế hệ người lính biên phòng can trường trên mọi nẻo đường biên giới.

Nơi tôi luyện bao người lính kiên cường
Xứng danh người lính Cụ Hồ

Trải qua muôn vàn gian khổ trong thời chiến, mang phẩm chất cao quý của người lính Cụ Hồ, bệnh binh Trần Bá Lưu trú tại phường Trường An, TP. Huế được tuyên dương trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình nuôi ong lấy mật và là người cán bộ mẫu mực luôn được người dân quý mến, tin tưởng.

Xứng danh người lính Cụ Hồ
Mồ hôi người lính “thắp” nụ cười người dân

Thực hiện hiệu quả và thiết thực mô hình “Ngày về thôn bản”, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt chung tay giúp người dân biên giới phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tình quân dân ngày càng vững chắc.

Mồ hôi người lính “thắp” nụ cười người dân
Mối tình sắt son nơi đầu sóng

Bên chân sóng, trước hải trình đến quần đảo Trường Sa, tôi đã “gặp” một cuộc chia tay của đôi tình nhân đặc biệt. Họ là vợ chồng, cũng là đồng chí đồng đội, “xếp lại” tình riêng vì tình cảm lớn lao hơn…

Mối tình sắt son nơi đầu sóng
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2: “Ươm mầm” ở miền biên

Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, tạo nguồn nhân lực, tri thức trong tương lai cho địa phương; “ươm mầm” và bồi đắp tâm huyết, tình cảm, kiến thức, để con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thế hệ trẻ nơi đây trở thành đội ngũ cán bộ tiếp nối, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tập trung đẩy mạnh, bước đầu “đơm hoa kết trái”.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2 “Ươm mầm” ở miền biên

TIN MỚI

Return to top