ClockThứ Sáu, 06/11/2020 05:45

Cần giải pháp căn cơ trong ứng phó với bão lũ miền Trung

TTH - Bão lũ đã và đang tàn phá nặng nề vùng đất miền Trung không thể không đặt ra vấn đề làm thế nào để chung sống, khắc chế và hơn thế, tìm ra mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

Tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống người dân sau mưa lũKhẩn trương triển khai các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũNhà phòng tránh bão lũ

Hội đồng hương Phú Lộc tại TP. Hồ Chí Minh trao quà hỗ trợ người dân ảnh hưởng bão, lũ xã Hương Vinh - TX. Hương Trà. Ảnh: KO

Đại dịch COVID - 19 và bão lũ dữ dằn ở miền Trung trong tháng 10 vừa qua tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của cả nước. Khẳng định nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước do đại dịch COVID -19 gây ra, dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Dự thảo báo cáo) của Đảng cũng đồng thời khẳng định: Do phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đồng lòng ủng hộ của Nhân dân, chúng ta đã từng bước kiểm soát thành công đại dịch COVID -19; từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh; ổn định đời sống, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khẳng định bản lĩnh, ý chí, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta.

Chưa có những đánh giá về tác động của bão lũ miền Trung, nhưng trong Dự thảo Báo cáo, vấn đề quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển kinh tế - xã hội đã được đề cập. Đáng nói là, bên cạnh đánh giá “đạt nhiều kết quả quan trọng”, Văn kiện của Đảng cũng khẳng định, “chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao”. Quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên một số mặt còn lỏng lẻo, bất cập. Chất lượng công tác quy hoạch, đánh giá, định giá tài nguyên còn hạn chế. Xu hướng chạy theo lợi nhuận và lợi ích trước mắt trong khai thác tài nguyên chưa được khắc phục. Chậm chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới, tiết kiệm. Chất lượng môi trường tiếp tục xuống cấp; thích ứng với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng.

Rõ ràng, khác với dịch bệnh COVID - 19, bão lũ miền Trung đã là câu chuyện cũ. Vấn đề là tình hình đang ngày một phức tạp, dữ dằn và đặc biệt nghiêm trọng với nhiều quy luật bị phá vỡ trong năm 2020 này. Theo Chinhphu.com, tính chung 10 tháng năm 2020, thiên tai làm 249 người chết và mất tích, 516 người bị thương; 1.940 ngôi nhà bị sập đổ; hơn 212 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; 187,8 nghìn ha lúa và gần 90 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10,1 nghìn tỷ đồng, trong đó thiệt hại do bão, lũ là 3,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nề với 106 người chết, mất tích, 133 người bị thương; hơn 95 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng hơn 2,4 nghìn con gia súc và 573 nghìn con gia cầm bị chết, thiệt hại ước tính hơn 1,4 nghìn tỷ đồng. Riêng mưa lũ trong tháng 10 đã làm 153 người chết, thiệt hại 2,3 nghìn tỷ đồng.

Dự thảo báo cáo khẳng định: Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Tuyến đường vào Thủy điện Rào Trăng 3. Ảnh: NK

Từ thực tế bão lũ ở Thừa Thiên Huế và miền Trung cho thấy, để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ đặt ra vấn đề bên cạnh những thích ứng chủ động, xử lý kịp thời những tình huống đặt ra, cần thiết phải có những giải pháp mang tính căn cơ và lâu dài. Lụt bão với những diễn biến phức phức tạp và khó lường, đặc biệt là tình trạng sụt lở đất diễn ra cùng lúc ở nhiều nơi đặt vấn đề về việc gìn giữ và khôi phục những giá trị của rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn và có giá trị phòng hộ, việc quy hoạch và xây dựng các công trình thủy điện… Thủy điện là một trong những nguồn năng lượng quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các dự án thủy điện gây ra những ảnh hưởng không tốt như: làm giảm diện tích rừng, thay đổi dòng chảy, hệ sinh thái của các dòng sông và tình trạng ô nhiễm môi trường… Các chuyên gia cho rằng, để phát triển thủy điện một cách bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến đời sống người dân và môi trường, cùng với việc kiểm soát chặt chẽ tác động của việc xây dựng các công trình thủy điện thông qua các chỉ số kỹ thuật, cần đặc biệt chú ý đến chính sách tái định cư cho người dân khu vực bị di dời, nơi ở mới phải đáp ứng cơ bản các nhu cầu về cả văn hóa tinh thần và vật chất...

Do ảnh hưởng của bão số 9, huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên Huế) có trên 2.000 ha rừng keo và gần 1.500 ha cây cao su đang thời kỳ khai thác mủ bị đổ gãy. Đây là lần thứ hai bão tàn phá cây cao su trên địa bàn huyện, khiến người dân ở Nam Đông điêu đứng. Trước đó, cơn bão Xangsane năm 2006 đã quật ngã gần 1.000ha cao su của huyện Nam Đông. Cao su là một trong những cây chủ lực của huyện Nam Đông với tổng diện tích 2.500 ha. Loại cây này được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, cứ sau một trận bão lớn cây cao su lại tổn thất nặng nề, đặt ra vấn đề cần có sự thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.

Hy vọng, vấn đề thiên tai bão lụt ở miền Trung và Thừa Thiên Huế sẽ được nhìn nhận và đánh giá cụ thể trong văn kiện chính thức của Đại hội Đảng lần thứ XIII gắn với những giải pháp mang tính lâu dài và căn cơ trong điều kiện phải chung sống thường xuyên với lụt bão. 

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà mất điện toàn diện

Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN TX. Hương Trà, tính đến đầu giờ chiều 27/10, mực nước sông Bồ tại Phú Ốc là 1,4m, dưới báo động 1 là 0,1m và hiện mực nước đang lên. Một số địa phương, như: Hương Toàn, Hương Xuân, Tứ Hạ… đã xuất hiện một vài điểm ngập úng cục bộ, nơi sâu nhất khoảng 0,5m.

Hương Trà mất điện toàn diện
Chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, bão lũ

Mùa mưa bão hàng năm, để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, tính mạng của người dân, chính quyền các cấp và Nhân dân trên địa bàn huyện Phú Vang luôn chủ động các biện pháp ứng phó.

Chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, bão lũ

TIN MỚI

Return to top