ClockThứ Năm, 16/10/2014 10:09

Chưa đúng nghĩa thị trường

TTH - Một họa sĩ đã nói ngay điều đó khi tôi hỏi anh về thị trường tranh ở Huế. Cái quãng lặng ở đầu dây làm tôi mường tượng đến vài ba gallery đầy tranh, nhẹ người mà thi thoảng mình ghé qua. Tất nhiên đâu phải triển lãm đã đầy người, nhưng ngay cả triển lãm thì cũng chỉ có khách thưởng lãm trong ngày khai mạc mà thôi. Tôi đã nhìn thấy những giỏ hoa để lại bắt đầu héo úa, và thi thoảng mới có 1, 2 chiếc nơ đỏ dưới góc khung tranh nào đó như một khích lệ nho nhỏ...

Tôi cứ nghĩ, nếu để gọi là có một thị trường tranh đúng nghĩa, chí ít thì phải có một không khí nghệ thuật thật sự, với những cuộc triển lãm đậm chất, có sự khác biệt đủ để người ta dừng lại, và có thể là mang đi. Ít nhất, phải có một không khí phê bình mỹ thuật, có khen và có chê, thậm chí có cả đỏ mặt tía tai đâu đó để rồi sau đó, con người của sáng tạo nghệ thuật thật sự lại đắm mình vào giá vẽ, hoặc bất cần như cách mà họ vốn có để mang lại cho cuộc sống những đường nét, mảng màu, hình khối kỳ diệu hay lạ lẫm trên các chất liệu... Nhưng là nói vậy thôi, ở đâu đó trong các ngõ phố, góc nhà, hay thậm chí chỉ là những gác xép nhỏ, những tác phẩm mỹ thuật vẫn đang được phôi thai, lên màu và lên mảng như một phần thiết yếu của cuộc sống trong con người sáng tạo. Để ít nhất thì như cách nói của bạn tôi - một họa sĩ được xem là thành danh - thì trong sự ảm đạm của thị trường tranh Việt nói chung và Huế nói riêng, vẫn có họa sĩ bán được tác phẩm của họ ra nước ngoài với mức giá 20.000 USD và gần đây là sự đổi hướng mới khi cặp song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải có những giao dịch thành công về video nghệ thuật; hay sự bắt đầu thu hút của thế giới nghệ thuật Trúc chỉ của Phan Hải Bằng và các cộng sự.

Nhưng còn có một tiếng nói khác, từ các chủ gallery khi tự thừa nhận là mình tự PR mình còn kém, dẫn đến đời sống dạo này khó khăn hơn khi những giao dịch thành công không nhiều. Không có những nhà sưu tập mới và những gương mặt cũ trong đội ngũ này cũng mỏng trở lại. Có phải vì thế không mà tranh ra gallery cũng trở nên ít có sự mới mẻ, thiếu đột phá? Những tác phẩm thật sự vẫn náu mình trong những kho tranh hay nép bóng đâu đó trên các mảng tường, trong các gallery tại gia...?

Dù sao, thì vẫn còn có một ít tín hiệu lạc quan khi một chủ gallery nói rằng, chị đã tìm và sống được với một phân khúc thị trường mới khi người Huế bắt đầu để tâm hơn đến việc mua tranh để trang trí, làm quà tặng với mức giá từ nhỏ đến vừa phải. Thôi thì cứ tích tiểu thành đa và hy vọng sẽ có một nhận thức thẩm mỹ khá hơn ở thì tương lai.

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top