ClockThứ Hai, 21/05/2012 04:56

Chuyện về “Hũ gạo tình thương” của phụ nữ Hương Phong

TTH - Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tháng 10/2009, Hội LHPN xã Hương Phong, thị xã Hương Trà bắt tay triển khai xây dựng mô hình “Hũ gạo tình thương” tại Chi hội Phụ nữ (PN) thôn Thanh Phước.

Trên 3 tạ gạo từ “Hũ gạo tình thương”

 

7 giờ sáng, cơ sở xay xát lúa của chị Nguyễn Thị Liên, thôn Thanh Phước, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà có khá đông người đến xay xát. Sau khi đợi các thúng lúa đã xay xong, những người khách của cơ sở thực hiện một động tác quen thuộc là bốc vài nắm gạo bỏ vào một chiếc thùng nhỏ có khoá. Ngoài vỏ thùng là một dòng sơn đỏ in dòng chữ khá đậm: “Hũ gạo tình thương”. Chị Phan Thị Gấm, Chi hội trưởng Hội PN thôn kể rằng, mỗi lần đến xay, nhiều người ủng hộ vào hũ gạo một nắm gạo, nhưng không hiếm người tự nguyện bỏ vào vài ba lon. Mỗi khi thùng gạo chứa 20 kg này đầy, Chi hội và chủ máy xay lại đổ ra, đóng gói và hỗ trợ cho 2 trường hợp hội viên, phụ nữ khó khăn trong thôn. Trong đó, ưu tiên nhất là những bà mẹ già, phụ nữ neo đơn... Các trường khó khăn này đều do các hội viên, phụ nữ trong thôn bình xét để hỗ trợ. Ngoài “Hũ gạo tình thương” ở cơ sở chị Liên, Chi hội PN thôn còn đặt thêm một “Hũ gạo tình thương” khác ở nhà chị Ân. Đến nay, cả hai hũ gạo tiết kiệm của phụ nữ Thanh Phước thu được 310kg gạo, giúp được cho 22 trường hợp khó khăn với mức hỗ trợ 10 kg gạo/người. Số gạo đang còn, hội tiếp tục hỗ trợ cho các trường khó khăn khác, đồng thời đã đổi mua 2 chiếc áo ấm tặng người cao tuổi trong dịp cuối năm 2011.

 

Tại cơ sở xay xát ở thôn Thanh Phước

Nói về việc xây dựng mô hình học tập đức tính tiết kiệm của Bác, chị Ngô Thị Bích Đào, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, sở dĩ hội chọn Thanh Phước để thực hiện mô hình điểm là do nơi đây hội viên, phụ nữ rất tích cực trong việc tham gia các hoạt động. Hơn nữa, với đặc thù là một xã người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên việc xây dựng mô hình này là phù hợp, được đông đảo phụ nữ trong thôn hưởng ứng. Bây giờ, như đã thành thông lệ, cứ đến cơ sở xay xát lúa gạo của chị Liên, chị Ân là các hội viên, phụ nữ và cả nam giới cũng không quên cho vào “Hũ gạo tình thương” một vài nắm gạo. Nhờ vậy, trừ các tháng giêng hai, còn lại tháng nào hai “Hũ gạo tình thương” của thôn cũng thu được 10 kg đến 15 kg gạo, trong đó tập trung nhiều nhất là hũ gạo tại cơ sở xay xát lúa của chị Liên.

 

Đến nhiều hoạt động sôi nổi khác

 

Tìm hiểu việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào, hoạt động của Hội LHPN xã Hương Phong, chúng tôi còn nhận ra nơi đây đã và đang có những việc làm rất phù hợp, hiệu quả. Với mong muốn được chia sẻ với hội viên, phụ nữ khó khăn trong thôn, trước đây, Hội LHPN xã tổ chức đêm văn nghệ, qua đó vận động được 10 triệu đồng. Cùng với nguồn kinh phí vận động thêm sau đó, Hội hỗ trợ 15 triệu đồng để xoá nhà tạm cho 2 phụ nữ khó khăn là chị Xê và chị Thủy. CLB không sinh con thứ 3 của ở An Lai được Hội LHPN xã xây dựng 9 năm qua, nhưng những năm gần đây ngoài chia sẻ kinh nghiệm trong công tác dân số, KHHGĐ, CLB còn triển khai mô hình thực hành tiết kiệm với số tiền 29 hội viên quyên góp được là 6 triệu đồng dùng để giúp đỡ cho các hội viên, phụ nữ khó khăn vay. Đáng chú ý, thôn Thanh Phước không chỉ xây dựng mô hình “Hũ gạo tình thương”, mà trước đó Chi hội PN còn xây dựng quỹ tiết kiệm phụ nữ với tổng số tiền thu được đến nay là 25 triệu đồng. Số tiền này chi hội cũng ưu tiên cho các hội viên, phụ nữ vay với lãi suất thấp để giải quyết khó khăn trong thời vụ hoặc để lo cho con cái học hành...

 

Theo chị Ngô Thị Bích Đào, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Phong, hiện nay Hội đang từng bước chuẩn bị để sau vụ Đông Xuân này ra mắt mô hình “Ống tre tiết kiệm Bác Hồ” ở thôn An Lai với cách làm giống như mô hình “Nuôi heo đất” mà nhiều chi hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đang làm. Mong muốn của hội là từ những mô hình này, sẽ tuyên truyền vận động phụ nữ trong xã ý thức thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác, qua đó còn góp phần chia sẻ, giúp đỡ được những hội viên, phụ nữ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.

 

BT

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Return to top