ClockChủ Nhật, 08/07/2012 07:31

Còn bỏ rơi việc đầu tư chế biến thức ăn

TTH - Ngành nông nghiệp tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm (GSGC), nhưng vấn đề chế biến thức ăn chưa được quan tâm.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng ngàn mô hình chăn nuôi GSGC có quy mô trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Cuối năm 2011, tổng đàn trâu gần 28 ngàn con, bò trên 24 ngàn con, lợn 227 ngàn con, gia cầm trên 1,9 triệu con...

 

Một mô hình trang trại đang gặp khó khăn do giá thức ăn tăng cao

 

Trong khi tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn siêu nạc bằng phương thức công nghiệp, nhưng ngành nông nghiệp và các địa phương chưa quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo nhu cầu sản xuất. Toàn tỉnh chỉ có vài cơ sở chế biến thức ăn tổng hợp với công suất bình quân trên 600 tấn/năm mới chỉ đáp ứng khoảng 5% nhu cầu chăn nuôi.

 

Phần lớn người dân phải nhập thức ăn từ các tỉnh khác khó kiểm soát chất lượng… Gần đây, cùng với cả nước, người chăn nuôi trên địa bàn gặp phải trở ngại lớn do giá thức ăn tăng cao khiến tình hình sản xuất không có lãi, thậm chí thua lỗ. Đặc biệt, trong lúc trên địa bàn tỉnh chưa có các nhà máy chế biến thức ăn tại chỗ, người dân phải mua thức ăn ở các tỉnh khác qua nhiều khâu trung gian nên giá càng tăng cao.

 

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nguyên nhân giá thức ăn chăn nuôi GSGC tăng cao là do thức ăn luôn chiếm 65-75% giá thành và 50-55% giá bán sản phẩm. Việt Nam tuy là nước nông nghiệp nhưng lại không có vùng nguyên liệu cần thiết, trong khi để sản xuất thức ăn chăn nuôi phải cần tới 22 loại nguyên liệu, trong đó có tới 60% là nhập khẩu. Từ năm 2006-2011, giá trị nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi năm sau tăng so với năm trước; nếu như năm 2008 là 1,9 tỷ USD thì đến năm 2011 lên tới 3,68 tỷ USD. Năm 2011, cả nước có 230 cơ sở và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất đến 14,7 triệu tấn thức ăn công nghiệp, nhưng phải nhập khẩu tới 8,9 triệu tấn nguyên liệu.

 

Do khó khăn về nguồn nguyên liệu và vốn nên đến nay trên địa bàn chưa có doanh nghiệp nào mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn. Ngành nông nghiệp cũng chưa thật sự quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất cho người dân. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, đến thời điểm này (tháng 7/2012) ngành nông nghiệp vẫn chưa có chủ trương liên quan đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.

 

Đến năm 2015, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu có tổng sản lượng thịt hơi trâu, bò 3.400 tấn, lợn 52 ngàn tấn, trên 9 ngàn tấn gia cầm và 50 triệu quả trứng gia cầm. Ông Nguyễn Văn Hưng cho rằng, để đạt được mục tiêu trên, ngành nông nghiệp và các địa phương cần chú trọng công tác quy hoạch vùng chăn nuôi hợp lý. Ngành cần tập trung phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại có quy mô vừa và lớn gắn với an toàn dịch bệnh. Phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, chọn vùng đất phù hợp để hình thành các cụm sản xuất chăn nuôi, vùng sản xuất nguyên liệu, đồng cỏ, bãi chăn. Đặc biệt, cần quan tâm xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi GSGC đảm bảo số lượng, chất lượng để hướng đến sản xuất theo hướng công nghiệp.

 

Bài, ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

TIN MỚI

Return to top