ClockThứ Hai, 25/04/2016 14:30

“Con đường thăng trầm của gốm Việt”

Đó là chủ đề buổi thuyết trình do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày vào sáng 25/4 tại Bảo tàng Văn hóa Huế. Qua đó, giúp người nghe hiểu thêm về con đường phát triển của gốm Việt từ thời Lý đến triều Nguyễn. Đây là hoạt động chào mừng Festival Huế 2016.

Vào thời Lý, văn hóa Việt phục hưng, phát triển mạnh mẽ để lại dấu ấn đặc biệt trên mỹ nghệ gốm, đặc biệt là hoa văn màu nâu đen có sắc thái, hình dáng riêng biệt. Nhà Lý luôn muốn tạo ra những đặc trưng riêng của văn hóa Việt, thể hiện qua những hoa văn trang trí trên gốm chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu về con đường phát triển của gốm Việt

Gốm cuối thời Lý, đầu đời Trần vẫn lấy màu nâu đen làm chủ đạo. Đến cuối đời Trần, gốm phát triển sang màu men lam. Gốm men lam vào đầu thời Lê phát triển đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Không chỉ chiếm hữu thị trường trong nước mà còn được dùng làm tặng phẩm ngoại giao, nhất là gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ.

Triều nhà Mạc ngắn ngủi nhưng gốm thời kỳ này để lại dấu ấn rất đặc biệt qua các vật phẩm thờ cúng ở các đình chùa còn tồn tại đến ngày nay.

Gốm thời Lê trung hưng bắt đầu chuyển sang giai đoạn suy thoái. Gốm Việt sau cuộc chiến Lê – Mạc tranh giành ngôi báu, cái nôi gốm ở vùng Hải Dương (Thanh Lâm – Chu Đậu) tan nát nên bắt đầu suy thoái.

Vào thời Nguyễn, gốm Việt trong nước chỉ cung cấp cho thị trường bình dân tiêu thụ. Vua quan quý chuộng đồ sứ ký kiểu tại các lò sứ cao cấp của Trung Quốc và phương Tây. Gốm Việt suốt 300 năm (từ thời Lê trung hưng đến triều Nguyễn) bị suy thoái tột cùng. Khi vua Minh Mạng lên ngôi, nhận thấy lợi, hại của việc đặt đồ sứ ký kiểu và ông đã cho tuyển chọn những người thợ gốm Bát Tràng giỏi để chế tác gốm nhưng không thành công.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bào dân tộc học làm gốm cổ

Ngày 1/12, Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức lễ khai giảng lớp tập huấn làm gốm cổ, nghề điêu khắc truyền thống ở huyện A Lưới.

Đồng bào dân tộc học làm gốm cổ
Chiêm ngưỡng đồ gốm của người Nhật

Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, triển lãm gốm Nhật “Yakishime – Dáng hình của đất” do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (từ ngày 27/4 đến 14/5) mang đến cho khách tham quan một góc nhìn độc đáo về nghề thủ công của xứ sở Phù Tang.

Chiêm ngưỡng đồ gốm của người Nhật
Thưởng lãm gốm Nhật qua triển lãm “Yakishime – Dáng hình của đất”

Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, sáng 27/4, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế và Hội Hữu nghị Việt – Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm gốm Nhật “Yakishime – Dáng hình của đất” tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.

Thưởng lãm gốm Nhật qua triển lãm “Yakishime – Dáng hình của đất”
Tìm hướng bảo tồn gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch

Muốn di sản văn hóa làng Phước Tích có được vị trí vững chắc trong đời sống xã hội đương đại cần có cơ chế chính sách và kế hoạch hành động để huy động sức mạnh cộng đồng cư dân với tư cách là chủ thể sáng tạo, chủ sở hữu, người thực hành, thụ hưởng…

Tìm hướng bảo tồn gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch
Return to top