Giáo dục Tin tức giáo dục
Công bố bảng xếp hạng 500 ĐH hàng đầu thế giới
Tổ chức Tư vấn xếp hạng Thượng Hải của Trung Quốc ngày 15/8 công bố Bảng xếp hạng 500 đại học (ĐH) hàng đầu thế giới năm 2016, cho thấy ĐH Harvard của Mỹ giữ ngôi vị đầu bảng 14 năm liên tiếp.
Đứng sau ĐH Havard trong tốp 10 của bảng xếp hạng năm nay lần lượt là ĐH Stanford (thứ 2), ĐH California-Berkeley (3), ĐH Cambridge (4), Viện Công nghệ Massachusetts (5), ĐH Princeton (6), ĐH Oxford (7), Viện Công nghệ California (8), ĐH Columbia (9) và ĐH Chicago (10).
Đứng đầu châu Á vẫn là ĐH Tokyo, chiếm vị trí 20, nhảy một bậc so với năm 2015. Bảng xếp hàng còn cho thấy ở châu Á có 3 trường lần đầu tiên lọt vào tốp 100, lần lượt gồm ĐH Thanh Hoa (chiếm vị trí 58), ĐH Bắc Kinh (71) và ĐH Quốc gia Singapore (83).
Những ĐH, viện nằm trong tốp 10 của Bảng xếp hạng 500 ĐH hàng đầu thế giới của Tổ chức Tư vấn xếp hạng Thượng Hải
Với vị trí trên, ĐH Quốc gia Singapore tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Singapore còn có thêm một trường lọt vào bảng xếp hạng là ĐH Công nghệ Nanyang (nằm trong tốp 101-150). Ngoài ra, Malaysia cũng có 3 trường lọt vào tốp 401-500, gồm ĐH Malaya, ĐH Quốc gia Malaysia và ĐH Khoa học. Trong khi đó không có trường nào ở Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng 500 ĐH thế giới được công bố lần đầu tiên vào năm 2003.
Bảng xếp hạng có 4 tiêu chí đánh giá: 1) Chất lượng đào tạo (chiếm 10% điểm), được đo bằng số cựu sinh viên đoạt giải Nobel và huy chương Field; 2) Chất lượng cán bộ đào tạo (40% điểm), được đo bằng số cán bộ đoạt giải Nobel và huy chương và số nhà nghiên cứu được trích dẫn cao trong 21 danh mục chủ đề phổ biến; 3) Nghiên cứu (20%), được đo bằng số công trình nghiên cứu được xuất bản trên chuyên san Nature and Science và được ghi vào Danh mục trích dẫn khoa học mở rộng và Danh mục trích dẫn khoa học xã hội; và 4) Hoạt động học thuật bình quân đầu người (chiếm 10%), được tính bằng cách tổng số điểm của 3 tiêu chí trên chia cho số lượng cán bộ đào tạo cơ hữu của một trường.
Theo Thanh niên
- Các trường hợp thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2022 (04/07)
- Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 (04/07)
- Tuyển sinh đại học 2022: “Khởi động” cùng thí sinh (03/07)
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
-
Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
-
Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022