Thế giới

Cuối cùng Đức đành “gật đầu” với Hy Lạp

ClockThứ Năm, 02/07/2015 10:24
TTH.VN - Ngày 1/7, tại phiên họp Quốc hội Đức, nhiều ý kiến ủng hộ giữ Hy Lạp lại Eurozone, coi đây là giải pháp tối ưu nhất hiện nay cho cả 2 phía.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, nước này và các chủ nợ sẽ chờ cuộc trưng cầu dân ý tại nước này vào ngày 5/7 tới về các điều khoản cứu trợ.

Ông Schaeuble khẳng định rằng thực sự không có cơ sở nào để các bên đạt được một thỏa thuận trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.

Cuoi cung Duc danh gat dau voi Hy Lap hinh anh
Thủ tướng Đức Merkel tại phiên họp Quốc hội bàn về khủng hoảng nợ Hy Lạp 1/7 (ảnh: AP)

“Chính phủ Hy Lạp đã không giữ lời hứa về các cam kết đã thỏa thuận. Hy Lạp chỉ biết đến thương lượng và thương lượng. Chúng ta hiện nay chưa thể biết kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp. Nhưng khi cuộc trưng cầu dân ý chưa diễn ra thì các bên không thể tiến hành đàm phán được, mà cần phải đợi xem điều gì đang diễn ra đối với Hy Lạp”.

Theo ông, Hy Lạp đang phát đi những tín hiệu "lẫn lộn" trong các cuộc đàm phán về nợ, đồng thời kêu gọi Athens "làm rõ lập trường của mình" trước khi các cuộc đàm phán với chủ nợ có thể được nối lại.

Liên quan đến vấn đề nợ của Hy Lạp, theo nguồn tin chính phủ Hy Lạp, trong đề xuất gửi tới Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tối 30/6, trước khi gói cứu trợ của Athens hết hạn, Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đã yêu cầu về "một thoả thuận mới, theo đó quy định các vấn đề tài chính của nước này thông qua Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ bằng cách chú trọng vào tăng trưởng".

Chính phủ Hy Lạp cho biết bất kỳ thoả thuận nào sẽ phải cho phép Athens giữ nguyên việc giảm trừ 30% thuế giá trị gia tăng (VAT) và hoãn cải tổ lương hưu cho đến tháng 10/2015./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top