ClockThứ Tư, 22/09/2010 18:51

Đá ném ao bèo (!?)

TTH - “Có thể coi vua Trần Thái Tông là một triết gia của Việt Nam”, là lời của GS Cao Huy Thuần tại buổi thuyết trình “Thiền đời Trần - Thiền Việt Nam” ở Tuần Văn hóa Phật Giáo tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế mới đây.

Thiền được du nhập vào Nhật Bản sau Việt Nam 5 thế kỷ (từ thế kỷ 6), và Đạo Nguyên (cùng thời với vua Trần Thái Tông) được xem là ông tổ, và là triết gia lớn nhất của Nhật Bản, có ảnh hưởng tới không chỉ văn hóa Nhật Bản mà còn với các nước phương Tây. Cùng du nhập từ Trung Quốc, nhưng trái hẳn với tính cực đoan trong thiền của Đạo Nguyên (ví dụ lên án việc tụng kinh của các nhà sư như “ễnh ương kêu ngoài ruộng”), thiền nhà Trần không những không cực đoan (không loại bỏ việc niệm phật, tụng kinh) mà còn lấy thiền làm chỗ dựa để dung thông cả các pháp môn khác như Khổng, Lão, Tịnh Độ (pháp môn hướng đến thế giới cực lạc của Phật A Di Đà).

Theo GS Cao Huy Thuần, một trong những yếu tố giúp nhà Trần ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông là tính đoàn kết và lãnh đạo giỏi. Tính đoàn kết quốc gia về mặt tư tưởng thể hiện qua việc Trần Thái Tông dung hợp Khổng, Lão, Tịnh Độ... vào một nhà, và vua thể hiện sự sùng kính Khổng, Lão từ trong tâm tưởng chứ không phải xem đó là một dụng cụ chính trị. Đặc biệt, việc kết hợp giữa thiền và Tịnh Độ đời Trần không những không làm mất đi tinh tuý của thiền mà còn hình thành một nền Phật giáo - hệ tư tưởng có tính quần chúng hóa. Hệ tư tưởng này vừa rộng ở chân đế (quần chúng) và sâu ở thượng tầng (lãnh đạo).
 
Thiền đời Trần là Thiền Việt Nam! Là gia bảo của tư tưởng văn hóa Việt Nam! Nhưng đáng tiếc là “gia bảo của tư tưởng văn hóa” này đã bị đứt gãy và đang bị hậu thế “lãng quên” bởi rất nhiều lý do. Ngày nay Đạo Nguyên được coi là một triết giá lớn hàng đầu của Nhật Bản, tác phẩm của ông nổi tiếng không chỉ Nhật Bản mà còn khắp thế giới. Trong khi đó, những hiểu biết về Phật giáo cũng như tư tưởng của vua Trần Thái Tông cũng không thua kém gì Đạo Nguyên, nhưng bản thân Trần Thái Tông và “Khóa Hư Lục”, một trong những tác phẩm lớn của ngài, cũng như nhiều tác phẩm nổi tiếng khác của nhà đời Trần thì thế giới và thậm chí cả Việt Nam, rất nhiều người không biết (!?). Buồn và tiếc nữa là trong khi thiền của Đạo Nguyên ngày nay đã phát triển thành “văn hóa thiền” của Nhật Bản, thì thiền của chúng ta ngày nay không còn tìm thấy sự tinh anh, “vạm vỡ” như thiền đời Trần nữa.
 
Hãy làm một điều gì đó để thực hiện mong muốn về một sự phục hưng tinh thần Phật giáo đời Trần, phục hưng gia bảo của tư tưởng văn hóa Việt Nam để bù lấp một thực tế: Phật giáo Việt Nam hiện nay rất mạnh, rất rộng, nhưng lại thiếu chiều sâu ở thượng tầng như đã từng có ở đời Trần. Nhưng trước khi làm một điều gì đó lại phải “làm một điều gì đó” khác: làm sao để những buổi thuyết trình như của GS Cao Huy Thuần không “đá ném ao bèo”(!)
 
Tường Minh
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top