ClockThứ Năm, 23/11/2023 06:32

Nâng tầm văn hóa ẩm thực Huế

TTH - Cùng với sáu món ăn tiêu biểu của Huế được vinh danh, nhiều món ăn khác của các địa phương tại Thừa Thiên Huế có thể tiếp tục lọt top “1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và để góp phần đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực.

Giấc mơ “bếp ăn Việt Nam”Số hóa 3D ẩm thựcSáu món ẩm thực tiêu biểu của Huế được vinh danh Tìm kiếm sứ giả ẩm thực xứ Huế mùa 4

 Ẩm thực Huế tinh tế, đa dạng, nhận được nhiều lời khen của du khách

Đề cử món ngon quê tôi

Đầu tháng 11/2023, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam chính thức khởi động giai đoạn năm 2023 của Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với chương trình “Món ngon quê tôi” ngay tại TP. Huế. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam chia sẻ: “Thừa Thiên Huế xứng danh thương hiệu “Kinh đô Ẩm thực" khi là địa phương có nhiều món được vinh danh nhất trong “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu Việt Nam" giai đoạn vừa qua. Với sự đa dạng và tinh tế, những món ẩm thực đậm đà bản sắc của vùng đất Cố đô đã làm say lòng du khách gần xa”.

Trong tổng cộng 421 món ăn được đề cử từ các Sở Văn hóa và Thể Thao, Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến tiến Du lịch và các Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực từ 60/63 tỉnh thành trên khắp cả nước có 121 món ăn tiêu biểu, mang đậm giá trị của từng tỉnh thành đã được chọn ra và Huế là địa phương đứng đầu danh sách các món ẩm thực tiêu biểu (bún bò Huế, chè bột lọc bọc heo quay, cơm hến, bánh lọc, vả trộn hoa màu chay và cơm hấp lá sen chay). Nhưng xét dưới góc độ khoảng 1.700 món ăn của Huế, danh sách này sẽ cần bổ sung rất nhiều món ăn từ nhiều địa phương của Cố đô.

Tại lễ công bố và trao chứng nhận món ẩm thực tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định, với bề dày lịch sử, Thừa Thiên Huế là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. Huế không chỉ nổi tiếng bởi hệ thống di sản văn hóa đa dạng phong phú, danh lam thắng cảnh đẹp mà còn nổi tiếng về nền ẩm thực đặc sắc. Lan tỏa văn hóa ẩm thực Huế sẽ góp phần lan tỏa văn hóa Huế và xây dựng "Huế - Kinh đô ẩm thực". Việc phát động phong trào “Món ngon quê tôi” để lan tỏa, phát huy giá trị những món ngon của các địa phương sẽ là cơ hội để những món ẩm thực tiêu biểu của Huế được lan tỏa giá trị.

Hiện nay, Sở Du lịch đã triển khai đến các địa phương, các doanh nghiệp du lịch dịch vụ, các cá nhân liên quan đăng ký đề cử món ẩm thực tiêu biểu địa phương tại đây. Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, chương trình “Món ngon quê tôi” sẽ được đề cử bởi cộng đồng chuyên gia, đầu bếp, doanh nghiệp nhà hàng, ẩm thực và cơ quan ban ngành trong lĩnh vực ẩm thực, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả chương trình sẽ được quyết định thông qua đánh giá, bầu chọn bởi các chuyên gia và cộng đồng tỉnh nhà.

Nâng tầm giá trị văn hóa ẩm thực Huế

Việt Nam có một nền ẩm thực cực kỳ phong phú, hấp dẫn và nhắc đến ẩm thực Việt, nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực Huế. Song, ăn một món ăn, đâu chỉ đơn thuần là thưởng thức mùi vị của món ăn đó, mà còn thưởng thức cả giá trị tinh thần ẩn chứa hết sức tinh tế trong từng nguyên liệu, gia vị, công thức pha chế. Đó là những giá trị mà nếu biết cách phát huy, có thể nâng tầm ẩm thực Huế và phát triển du lịch.

Xây dựng các chương trình quảng bá, lan tỏa văn hóa ẩm thực và các tour du lịch khám phá ẩm thực là cách làm có thể hướng đến. Mỗi món ăn là một câu chuyện, thậm chí còn là một truyền thuyết, ở đó kết tinh tinh hoa của cả một nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú. Để “món ngon nhớ lâu”, người làm du lịch cần tạo ra thêm những trải nghiệm cho du khách, lúc ấy món ăn sẽ đã trở thành nghệ thuật ẩm thực tinh tế.

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, để nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, bên cạnh chương trình “Món ngon quê tôi”, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nhiều nội dung và hạng mục, trong đó sẽ hỗ trợ địa phương hình thành bộ sự kiện cùng các hoạt động thúc đẩy phát triển hệ sinh thái văn hóa ẩm thực. Truyền thông, quảng bá trên bình diện quốc gia và quốc tế nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, dinh dưỡng, và kinh tế để ẩm thực hướng đến mục tiêu phát triển du lịch ẩm thực địa phương. Đồng thời, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam sẽ hỗ trợ chuyển đổi số các hoạt động văn hóa ẩm thực địa phương trên cùng một nền tảng bản đồ, Bảo tàng Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (ảo). Ngoài ra, những cuộc thi như nghệ nhân/đầu bếp trẻ, quảng diễn các “Món ngon quê tôi” được thiết kế gắn với các sự kiện của địa phương cũng sẽ được tổ chức.

Theo các chuyên gia về văn hóa ẩm thực, với hai dòng là ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian Huế, ẩm thực Huế đã xây dựng được thương hiệu cho mình. Nhưng để nâng tầm và lan tỏa giá trị văn hóa ẩm thực vươn xa, cần thiết tổ chức các hoạt động hội tụ ẩm thực trên khắp địa phương, được thể hiện bởi tài năng và bản sắc của nghệ nhân đến từ các vùng miền. Đồng thời kết hợp triển lãm thương mại qua nhiều gian hàng trưng bày sản vật địa phương và doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm. Đó có thể bắt đầu từ liên hoan văn hóa ẩm thực từ 121 món ăn tiêu biểu của Việt Nam vừa được vinh danh, rồi tiến đến hội tụ các nền ẩm thực tiêu biểu trên thế giới. Sự giao lưu văn hóa ẩm thực cũng là cơ hội để giới thiệu, nâng tầm và lan tỏa ẩm thực Việt nói chung, ẩm thực Huế nói riêng.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
PP
Phạm Xuân Phụng - 23/11/2023 10:29
Bài viết hấp dẫn. Chương trình giới thiệu " Món ngon quê tôi" sẽ thật sự hiệu quả nếu phổ biến đến tận các thôn, xã. Tôi không hiểu sao không có món Chè hột sen trong nhóm thực phẩm vừa được phê duyệt. Nói chung Chè Huế là món ngon nổi tiếng thế giới chứ không chỉ trong nước.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top