Thế giới

Đại dịch với thế hệ vaccine tiếp theo

ClockChủ Nhật, 20/02/2022 06:10
TTH - Có thể nói rằng, đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra tiếp tục là mối đe dọa toàn cầu. Hàng triệu sinh mạng đã bị cướp mất và nhiều người vẫn đang phải chịu đựng các di chứng kéo dài rất lâu sau khi nhiễm bệnh. Mặc dù chúng ta đã nâng cao kiến thức về đại dịch và virus, đồng thời hiện cũng đã có các loại thuốc được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị virus, song vẫn cần các loại vaccine mới, cũng như các thế hệ vaccine mới để chiến đấu tốt hơn với đại dịch chết người này.

Anh tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều thấp cho trẻ từ 5-11 tuổiWHO: Mối đe dọa Omicron tại Đông Âu vẫn ở mức caoThái Lan viện trợ vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam và 5 nước khác

Với sự biến đổi từng ngày của virus, chúng ta cần một thế hệ vaccine tiếp theo để chiến đấu tốt hơn với đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cần thế hệ vaccine tiếp theo

Cụ thể, việc phát triển vaccine được đánh giá là vô cùng khó và việc tạo ra vaccine COVID-19 cũng được nhìn nhận là một thành tựu chưa từng có. Song, trong khi tiến trình phân phối các loại vaccine hiện có vẫn phải tiếp tục trên quy mô toàn cầu, chúng ta cũng nên hướng đến các thế hệ vaccine tiếp theo nhằm cung cấp phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và rộng rãi hơn.

Theo đó, vaccine COVID-19 thế hệ thứ hai sẽ cần được xây dựng dựa trên sự thành công của những vaccine hiện có. Trong khi

vaccine mRNA được sử dụng rộng rãi đã kích thích phản ứng miễn dịch với protein đột biến SARS-CoV-2, gần đây, chúng ta đã nhận thấy các đột biến và những biến thể mới đã thay đổi cấu trúc khiến vaccine trở nên kém hiệu quả hơn.

Thế hệ tiếp theo của vaccine nên được tạo ra với mục tiêu bảo vệ người sử dụng khỏi các biến thể virus hiện có và sẽ xuất hiện trong tương lai, bất kể chúng có lây nhiễm mạnh mẽ và gây ra vấn đề nghiêm trọng đến như thế nào.

Ngoài ra, các loại vaccine trong tương lai sẽ có thể giảm nguy cơ lây lan virus từ những người đã được tiêm phòng. Điều này có nghĩa là họ cần có thời gian để giảm tải lượng virus, thường là bằng cách khởi động mức độ cao các kháng thể trung hòa, không cho virus có cơ hội nhân lên trong cơ thể vật chủ và lây lan. Chúng ta cũng cần duy trì trạng thái đáp ứng miễn dịch này càng lâu càng tốt.

Điều quan trọng, nếu chúng ta muốn giải quyết đại dịch trên quy mô toàn cầu, vaccine cần phải rẻ và dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người.

Hiện, một loại vaccine đang được phát triển có khả năng giải quyết một số các yêu cầu trên. Đó là vaccine mRNA (SAM) COVID-19 tự khuếch đại của Công ty Công nghệ sinh học Gritstone, được đặt tên là GRT-R910. Các mRNA tự khuếch đại đã cho thấy mức độ kháng nguyên tăng cường và vẫn sản xuất kháng thể dù ở liều thấp hơn so với mRNA thông thường. Điều này cho thấy công nghệ này có khả năng cải thiện mức độ miễn dịch.

Vaccine GRT-R910 đang bước vào quá trình thử nghiệm giai đoạn 1 tại Vương quốc Anh (UK). Ngoài việc tạo ra các kháng thể đối với protein đột biến, vaccine này cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch với các protein khác mà virus chứa đựng. Công ty Công nghệ sinh học Gritstone nhận định, GRT-R910 có thể kích hoạt các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, bền vững và rộng rãi, chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Được biết, nhiều quốc gia có thu nhập trung bình, thấp đã không thể mua đủ số lượng vaccine COVID-19 cần thiết để tiêm chủng cho toàn bộ dân số. Các nước hiện vẫn đang phải dựa vào các chương trình như Cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu công bằng vaccine trên toàn cầu.

Vaccine mới dưới dạng thức mới

Một công ty đang đặc biệt tập trung vào việc cung cấp vaccine COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp là Công ty Công nghệ sinh học Ziccum của Thụy Sĩ. Trong đó, công ty đã phát triển một công nghệ làm khô vaccine hiện có trong không khí, chuyển chúng thành dạng bột mà không cần bảo quản hoặc vận chuyển ở nhiệt độ lạnh. Ziccum đã hợp tác với Công ty Dược phẩm Janssen trong nỗ lực phát triển các phiên bản vaccine dạng bột khô của họ, bao gồm cả vaccine COVID-19 của Janssen.

Ziccum lập luận rằng, bằng cách sử dụng công nghệ của mình để làm khô vaccine trong không khí, nó sẽ giúp loại bỏ các vấn đề hậu cần liên quan đến bảo quản trong chuỗi lạnh. Nhờ đó, sẽ dễ dàng hơn để vaccine được vận chuyển đến các khu vực xa xôi, khó tiếp cận hơn trên thế giới.

Nhìn chung, cần phải nhắc lại rằng, vẫn còn nhiều bước phải thực hiện và hoàn thành trước khi các thế hệ vaccine mới được sản xuất trên toàn cầu. Nếu thành công, chúng ta sẽ tiến thêm một bước để đến gần hơn với mục tiêu loại bỏ sự phụ thuộc của các nước nghèo hơn vào các nước giàu có để có thể tiếp cận với vaccine một cách công bằng.

Ngay cả khi các loại vaccine mới không thể ra thị trường thì kiến thức, quá trình nghiên cứu và sản xuất trong tổng hành trình phát triển vaccine vẫn đem lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực y tế chữa bệnh.

Giới chuyên gia khẳng định, ngày càng có nhiều khả năng thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều đại dịch mới trong tương lai và chúng ta cần phải chuẩn bị tốt hơn để càng nhiều người có thể được cứu sống.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top