ClockThứ Sáu, 13/03/2015 10:06

Dám nghĩ, dám làm

TTH - Về xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà) ghé thăm mô hình làm kinh tế của cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ (63 tuổi) mới thấy tinh thần dám nghĩ, dám làm của người lính Cụ Hồ hôm nay trên dãy Trường Sơn.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ chăm đàn lợn

Theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Giờ người dân tộc Pa Hy đã lên đường nhập ngũ vào năm 1968 đóng quân tại địa phương. Đến năm 1973, với những chiến công lập được ông vinh dự được kết nạp Đảng tại đơn vị, sau đó chuyển công tác về huyện đội A Lưới. Đến năm 1991, trở về địa phương với quân hàm đại uý, cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ vẫn nhiệt trình tham gia vào công tác đoàn thể địa phương, giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà. Ngày đó, Hồng Tiến có 7 dân tộc anh em sinh sống, cuộc sống còn lạc hậu, đồng bào quen kiểu du mục phá rừng làm nương rẫy. Để bà con từ bỏ thói quen không tốt ông xác định mình là đảng viên, lại là cán bộ thì phải đi đầu trong việc phát triển kinh tế, mới nói dân làm theo được. 

Nói là làm, khi Nhà nước có chủ trương trồng rừng, làm giàu phát triển kinh tế từ rừng, thế là ông tự mình trồng rừng và kêu gọi người dân trồng theo. Hiện nay, gia đình ông có 8 héc ta rừng keo lai, 5 năm cho thu hoạch một lần, mỗi héc ta bán với giá 30 triệu đồng. Bên cạnh phát triển kinh tế rừng, cựu binh Nguyễn Văn Giờ còn mạnh dạn đầu tư, xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi giống lợn bản địa. Năm 2010, ông đầu tư 130 triệu đồng để mua lưới B40 làm chuồng trại, mua con giống. Sau 5 năm nuôi, đàn lợn bản địa phát triển tốt, chi phí nuôi lại rẻ khi thức ăn tự nhiên vừa bán có sẵn như sắn, các loại rau rừng. Hiện nay, đàn lợn bản địa có trên 20 con. Mỗi năm trừ chi phí, trại nuôi heo bản địa và gà lôi thu lợi nhuận cho gia đình từ 60 – 70 triệu đồng. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ còn đang ấp ủ ý tưởng nuôi loài chèo chèo. Một loại thú rừng giống như mang rừng, nhưng hiện nay chưa có giống.

Ông Lê Văn Miêu, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến, cho biết: “Mô hình nuôi lợn bản địa và trồng rừng của cựu chiến binh Nguyễn Văn Giờ đã trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế đang được chính quyền xã khuyến khích đồng bào và các hội viên trong hội cựu chiến binh xã Hồng Tiến học hỏi, tham khảo.

Bài, ảnh: Võ Ngọc Thạnh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Return to top