ClockThứ Bảy, 02/07/2016 14:06

Day dứt

TTH - Mang chai mật ong ra dùng, loay hoay gỡ cái nút chai thì bị trượt tay, cả chai mật rơi vỡ toang giữa nền nhà. Tiếc nhiều, mà mệt cũng lắm. Buổi sáng, sắp đến giờ đi làm, không dọn không được mà dọn thì tốn không ít thời gian. Lại nữa, còn cái mớ mảnh chai, xử lý sao đây. Ném lung tung không được, mà mang bỏ thùng rác thì cũng chẳng yên tâm.

Tôi cứ mường tượng cái cảnh một số các chị, các cháu vẫn đang phải mưu sinh bằng nghề nhặt rác. Nhỡ xóc phải mảnh chai do mình vứt bỏ thì không biết ra sao. Nhưng không vứt thì không nhẽ cứ giữ mãi đống mảnh chai trong nhà? Nghĩ tới nghĩ lui, tôi kiếm một mảnh giấy xi măng, gói gém mấy lượt cho dày lên, rồi lại mấy lượt bì nylon. Vậy mà khi mang ném vào thùng rác, vẫn cảm thấy day dứt không yên.

Mà cũng phải nói thêm, cái cảm giác ấy không phải là lần đầu tiên tôi gặp. Trong nhà, không vỡ cái này thì cũng bể cái kia. Và mỗi lần đi vứt mảnh gốm, mảnh kính vào thùng rác là một lần tôi lại day dứt khó chịu như vậy. Giá như có sự phân loại rác thì tốt biết mấy. Bà con sống bằng nghề nhặt rác sẽ đỡ rủi ro, mà về tới nơi xử lý anh chị em công nhân cũng sẽ đỡ rất nhiều công sức.

Chuyện phân loại rác với nhiều quốc gia không còn là điều gì mới mẻ. Thao tác này cũng chẳng phải khó khăn, tốn kém gì nhiều. Vậy mà ở ta sao lại nhiêu khê nhiễu sự quá thể. Còn nhớ, trước đây Huế cũng đã triển khai. Thùng đựng rác có 2 màu khác nhau, loại màu vàng cam, loại màu xanh lá cây. Một bên để đựng rác vô cơ, một bên hữu cơ. Nhưng sau một thời gian ngắn thì thất bại. Rác được bỏ tùm lum, không thể chẳng loại gì sất. Cơ quan chuyên trách xử lý rác hình như cũng nản nên thả luôn (?!). Rất tiếc, và rất buồn!

Huế đã được công nhận là thành phố bền vững về môi trường ASEAN. Vừa đây lại vinh dự được nhận danh hiệu Thành phố Xanh quốc gia, là đại diện duy nhất của Việt Nam vào vòng chung kết để trở thành “Kinh đô xanh toàn cầu”. Vậy thì với cái chuyện phân loại rác thải, Huế rất nên tái khởi động. Và lần này cố gắng làm bài bản để thành công. Việc làm này không chỉ nhằm làm cho Huế ngày càng đẹp thêm, xứng đáng với những danh hiệu đã được trao tặng, mà quan trọng hơn là còn mang tính nhân văn không nhỏ. Tổ chức kêu gọi, tuyên truyền thấu đáo, theo chúng tôi, sẽ được người dân hưởng ứng. Người quay lưng, vô ý thức sẽ dần dần ít đi, và sẽ có chế tài để điều chỉnh. Vấn đề quan trọng là cần có sự đầu tư, cụ thể là hệ thống các thùng rác, tạo điều kiện cho người dân thực hiện và hình thành nếp quen ý thức phân loại rác thải của mình.

HUY KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn

Chiều 6/4, Nhà máy Điện rác Phú Sơn tổ chức lễ khánh thành đi vào hoạt động. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía tỉnh có ông Lê Trường Lưu, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã..

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn
Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Triển khai mô hình điểm nông dân phân loại thu gom vận chuyển rác thải

Ngày 29/1, tại xã Phú Diên (Phú Vang), Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai mô hình điểm “Hội Nông dân tham gia thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn” năm 2024. Tham dự hội nghị có các ông: Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành TW Hội Nông dân Việt Nam; Phạm Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn - TW Hội Nông dân Việt Nam.

Triển khai mô hình điểm nông dân phân loại thu gom vận chuyển rác thải
Return to top