ClockThứ Hai, 03/10/2016 13:16

Dạy trẻ hiểu giá trị đồng tiền

TTH - Hôm chủ nhật tuần rồi, ghé nhà anh chị chơi, tôi có nhờ đứa cháu 7 tuổi chạy lại tiệm tạp hóa mua ít đồ.

Khi về, thằng bé đưa lại tiền còn dư 1.000 đồng. Tôi bảo: “Con lấy tiền này bỏ ống heo đi. Cậu cho con đó”. Ngay lập tức thằng bé phản ứng ngay: “Thôi con không lấy đâu, 1.000 đồng đâu mua được gì!”. Tôi chưng hửng vì cách chê tiền của nó. Dù biết rằng đó là mệnh giá nhỏ thứ ba  nhưng nếu bỏ ống heo lâu ngày cũng có một số tiền lớn dùng vào việc gì đó có ích. Ba của cháu cũng bồi vào: “1000 đồng bây giờ có mua được gì đâu cậu ơi. Anh cho nó 5.000 đồng nó còn chê nè! Bỏ ống là phải polime từ 10.000 đồng trở lên”. Tôi chào thua với cách dạy con về tiền bạc của anh chị mình.

Không riêng gì anh chị tôi mà hầu như nhiều bậc cha mẹ hiện nay thường có tư tưởng như thế. Họ cứ nghĩ những đồng tiền có mệnh giá nhỏ sẽ không mua được gì, không có giá trị gì để sử dụng trong cuộc sống nên gián tiếp hướng con cách coi nhẹ những tờ 500, 1.000 đồng. Như thế là không nên chút nào vì vô tình dạy con tính tiêu pha, thích xài tiền có mệnh giá cao, đặt nặng vật chất. Theo thời gian, suy nghĩ ấy sẽ dần lớn thêm, trẻ ngày càng quan trọng hóa tiền bạc, nô lệ cho đồng tiền nhưng lại không biết trân trọng, tiết kiệm hoặc xây dựng kinh tế lành mạnh. Thường ở môi trường kinh doanh, người ta đi lên từ những cái nhỏ nhất, tầm thường nhất. Nhất là những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, vẫn kiếm lời mỗi món hàng chỉ từ 50, 100, 200, 500... đồng, tức chưa quá bốn số 0. Nhưng tích tiểu mới thành đại. Con cái trưởng thành, trân quý tiền bạc, biết làm kinh tế sớm, giỏi giữ tiền, giỏi làm giàu theo hướng tích cực cũng từ đây mà ra. Một khi trẻ biết coi quý từng đồng xu bạc cắc thì trẻ có thiên hướng giỏi làm kinh tế, sống trong sung túc do chính bàn tay mình làm ra chứ không ăn bám hay nhờ vả bất cứ ai. Tuy không thể đoán trước được những điều bất ngờ sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng một khi có nền tảng tốt, giáo dục đúng hướng thì con cái không bao giờ thất bại ở ngày mai.

Để làm được điều ấy, chính cha mẹ là người định hướng con tốt nhất. Nên dạy con giá trị của những đồng tiền, nhất là những tờ tiền có mệnh giá nhỏ. Cần giải thích cho con hiểu, dù một tờ 500 đồng không mua được gì nhưng 100 tờ, 200 tờ... sẽ làm nên chuyện. Thường xuyên dẫn con đi siêu thị,  nhà sách, chỉ cho con những thùng tiền từ thiện, bên trong ấy có rất nhiều tờ tiền 500 đồng. Dù tiền mệnh giá nhỏ nhưng lại giúp ích cho những hoàn cảnh khó khăn. “Thay vì con bỏ 500 đồng đi, con có thể để dành, đến một lúc quá nhiều, ba mẹ sẽ dẫn con đi làm phước. Bỏ những tờ tiền mệnh giá nhỏ vào trong thùng từ thiện, con sẽ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi đã làm được một việc có ý nghĩa”.

Một khi trẻ nhận ra được mỗi tờ tiền đều có một giá trị riêng nhất định, trẻ sẽ là người sống tốt cho hôm nay và mai sau.

Đặng Trung Công

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

Đứng lớp dạy nấu ăn cho những người yếu thế trong xã hội, hay khi hướng dẫn cho các chuyên gia tìm hiểu về ẩm thực Huế, chị Lê Thị Thanh Hương (TP. Huế) luôn làm việc bằng một tình yêu say mê với ẩm thực. Không chỉ tận tâm giúp những người có hoàn cảnh thay đổi chất lượng cuộc sống, chị Hương còn tích cực lan tỏa văn hóa ẩm thực của quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

TIN MỚI

Return to top