Giáo dục Tuyển sinh
Để làm tốt bài thi môn hóa
TTH - Cô giáo Đặng Thị Thuận An, giảng viên Khoa Hóa, Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế nói về ôn tập và làm bài thi môn hóa học như sau:
Đối với học sinh sắp tham gia kỳ thi đại học và cao đẳng, để việc ôn tập và thi môn hóa học có hiệu quả, các em cần chú ý một số vấn đề sau:
1. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học: Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm - định luật trên, vì với môn hóa học nếu các em không học thuộc lí thuyết thì không thể làm được bài tập.
2. Về các chất, chú ý các điểm sau:
Tên gọi: Nắm được cách gọi tên các loại chất và các chất.
Lý tính: chú ý nhớ trạng thái, màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,…
Cấu tạo: Biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại.
Hóa tính: Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, khái quát tính chất chung cho loại hợp chất đó. Mỗi một loại chất hay hợp chất đều có những tính chất đặc trưng riêng.
Điều chế: Phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Ngoài các phương pháp chung, một số có những phương pháp riêng. Nguyên liệu điều chế các chất các em cũng cần quan tâm.
Ứng dụng: Mỗi chất hay hợp chất đều có ứng dụng và mối liên hệ với đời sống.
Học lý thuyết, các em không chỉ học khái niệm, tính chất hóa học… mà phải lấy được ví dụ minh họa thì mới hiểu và áp dụng được phần đã học vào đề thi.
Khi ôn tập kiến thức hóa học, điều tối quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức liên quan khác.
3. Ngoài ra, các em cần rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy: Không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, không phải bài toán nào cũng có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy.
4. Các em nên ôn cách làm các dạng bài tập. Ví dụ: Bài tập về toán đẩy kim loại; Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm; Bài tập về phản ứng giữa oxit hoặc axit với dung dịch kiềm; Bài tập về xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất vô cơ; Bài tập phải sử dụng phương trình ion; Bài tập về anđehit, ancol, xeton, axit cacboxylic, este…
* Lời khuyên của cô về cách phân bố thời gian làm bài và tránh những lỗi mà các thí sinh thường mắc phải khi làm bài thi đại học môn hóa?
Đề thi vào các trường đại học, cao đẳng thường có khoảng hơn một nửa bài tập lí thuyết và còn lại là bài tập tính toán, vì vậy cần làm nhanh và chắc chắn bài tập lí thuyết để có thời gian làm bài tập tính toán. Khi gặp bài tập khó và dài, các em nên tóm tắt đề bài để dễ tìm ra hướng giải hơn.
![]() |
Thí sinh nộp bài thi tại Hội đồng thi Trường đại học Sư phạm – Đại học Huế trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 |
Các câu hỏi trong đề thi đại học đều có 4 “đáp án nhiễu” có tính chất “bẫy” như nhau. Khi giải một bài tập trắc nghiệm, nhất thiết phải bám sát và đối chiếu liên tục với 4 đáp án mà đề bài đưa ra, để từ đó có những nhận định đúng.
Đề thi đại học môn hóa là đề thi trắc nghiệm nên thời gian là điều các em cần phải lưu ý. Hãy tiết kiệm thời gian bằng cách tính nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng nhất. Tuy nhiên khi đã biết rõ câu trả lời thì phải tận dụng thời gian, không nên quá cứng nhắc, cần phải biết biến ứng linh hoạt.
*Xin cảm ơn cô!
Ngọc Hà (thực hiện)
- Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT (26/05)
- Chọn nghề phù hợp với năng lực học sinh (26/05)
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho em Trần Lê Bửu Tánh (26/05)
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10 (25/05)
- Lan tỏa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế đến từng học sinh (25/05)
- Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh (25/05)
- “Ôn Đề” làm khuyến học (25/05)
- Gần 60 giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (24/05)
-
Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
-
Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng?
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông Lâm
- Vỏ bọc bằng cấp
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ 1: Khung cửa hẹp & những bất ngờ
-
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nói chuyện với học sinh Trường THPT Gia Hội
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi