ClockThứ Bảy, 14/12/2019 20:28

Di sản làng quê

TTH - Khi tiến trình đô thị hóa vươn đến những di sản của làng quê, những nét văn hóa tự bao đời nay của làng đứng trước nguy cơ bị xâm hại. Nỗi lo đó đã xảy ra ở một số làng quê Huế.

Phát triển đô thị bền vững

Trong bài “Chất liệu” cho bộ tiêu chí đô thị di sản” đăng trên Báo Thừa Thiên Huế, tôi chú ý đến ý kiến “Làng quê là một di sản quan trọng” của anh Minh Tự (Báo Tuổi Trẻ).“Chúng ta nói nhiều đến di sản kiến trúc, di sản cảnh quan, di sản văn hóa phi vật thể nhưng Huế còn có một di sản quan trọng nữa ít được nói đến, đó là di sản làng quê”, anh Minh Tự nêu.

Dù có phát triển đến đâu, dù hiện đại đến mức nào thì cội nguồn gốc rễ cũng bắt đầu từ mắt xích làng xã. Đây là một vi mạch quan trọng trong chuỗi phát triển và cấu thành nên giá trị văn hóa đậm bản sắc cho mỗi địa phương. Cội nguồn có bền chặt thì cành ngọn mới phát triển bền vững. Giá trị văn hóa, di sản của một địa phương luôn gắn bó với một làng quê. Bởi, “trước khi có phố chúng ta đã có làng”. Khi chúng ta nhìn nhận được vấn đề này tích cực thì mới có cách để bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp cho con cháu mai sau.

Thừa Thiên Huế hay các địa phương khác đều có những miền quê rất đẹp, rất đặt trưng. Ở đó, mỗi làng xã là một nét sinh hoạt, văn hóa riêng. Thật khó để định nghĩa được một làng quê nếu ở đó không có những sắc thái, những nét văn hóa riêng biệt.

Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một làng quê mà đến này vẫn giữ được chất nông thôn Việt. Mấy chục ngôi nhà rường cổ cấu tạo nên làng Phước Tích bên cạnh gốm, vườn cây, bến nước, dòng sông và những tán cây cổ thụ. Phước Tích có hai thứ tạo nên giá trị nổi bật cho ngôi làng này, đó là gốm và nhà rường cổ. Thế nhưng, những ngôi nhà rường thì đang được trùng tu, tu bổ còn gốm Phước Tích thì đang bị lu mờ. Có chăng, danh xưng gốm Phước Tích chỉ còn đó mà gốm thì đã được thay bằng sản phẩm gốm mới, nung bằng gas.

Ông Lê Trọng Diễn, người đang cố níu kéo những ký ức xưa cũ của Phước Tích bảo: “Muốn giữ lại cho con cháu mai này, chứ gốc gác của gốm Phước Tích mà mai sau không còn một hiện vật thì con cháu lấy gì nó hiểu về cha ông”.

Thực ra gốm Phước Tích chỉ là một phần trong việc cấu thành nên thương hiệu cho ngôi làng cổ này. Nhưng, khi gốm bị mai một đi cũng làm mất đi một giá trị văn hóa vốn có. Việc gốm Phước Tích bị mai một do nhiều thành tố, một trong đó là sự hiện đại hóa và sản phẩm gốm mới của thị trường. Thế nên, khi yếu tố hiện đại tác động đến thì những bản sắc của làng quê rất dễ bị biến mất nếu chúng ta không có một cơ chế để bảo vệ di sản này, tương lai sẽ không còn gì cho con cháu. Nếu còn thì đó chỉ lai vãng đâu đó trong những hình ảnh, thước phim hay mô hình phục dựng.

Nếu như Phước Tích không nằm trong phạm vi của tiến trình mở rộng đô thị Huế và chúng ta không lo cho nỗi lo này thì những làng quê khác ven đô thị Huế sẽ mang những nỗi lo đó. Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy là một trong những ngôi làng nằm không xa đô thị Huế. Không nổi tiếng như Phước Tích, nhưng với người yêu miền quê, thích sự yên tĩnh thì Thanh Thủy Chánh là một nơi đáng để du ngoạn. Một làng quê đậm chất nông thôn với những nét văn hóa đậm bản sắc, những ngôi đình, chợ quê, ruộng đồng…

Quanh đô thị Huế là một vùng rộng lớn mà ở đó các làng mang đậm bản sắc hồn quê Việt. Trước những lo ngại về việc khi đô thị hóa thì những làng quê này sẽ biến mất, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh nói rằng, trong đề án mở rộng đã có chú ý đến vấn đề này, sẽ bảo tồn các làng điển hình và công viên sẽ là nơi lưu giữ không gian làng.

Sự tàn lụi của gốm cũ Phước Tích một phần nào đó cho thấy sự mất mát lớn của một di sản làng quê. Hay, nỗi sợ về những làng quê sẽ bị biến dạng khi tiến trình đô thị hóa vươn đến là một nỗi lo chung mà buộc những người làm quản lý, quy hoạch phải có tầm nhìn để giữ bằng được những di sản đặc trưng này.

NGUYỄN ĐẮC THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 15/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen, ông Hans Grundberg, đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng leo thang ở Yemen, đồng thời cảnh báo tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong bối cảnh xung đột khu vực ngày càng lan rộng.

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Return to top