ClockThứ Ba, 16/04/2024 14:21

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

TTH - Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Di sản triều Nguyễn dưới những góc nhìnNgười rong chơi qua miền di sảnPhủ đệ xứ Huế là di sản văn hóa sống động

 Sinh viên khoa kiến trúc Trường ĐHKH chuẩn bị cho Festival

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc (gọi tắt là Festival) lần thứ XIV năm 2024 vẫn do Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam chủ trì, phối hợp với Trường đại học Khoa học (ĐHKH), Đại học Huế. Đây là lần thứ hai liên hoan được chức tại Cố đô, đánh dấu con số tròn 20 năm kể từ khi Huế đăng cai lần đầu năm 2004. Đặc biệt, bên cạnh 26 đơn vị giảng dạy kiến trúc khắp Việt Nam thì Festival lần này còn đón chào sự góp mặt của ba đơn vị giảng dạy kiến trúc nước ngoài là BansomdejChaopraya Rajabhat University và King Mongkut's University đến từ Thái Lan, Kyoto Seika Universtiy đến từ Nhật Bản. Tổng số sinh viên và giảng viên các trường đến với Huế hơn 800 người.

Festival diễn ra trong 4 ngày (21 – 24/4). Cũng như những lần trước, sinh viên của các đơn vị được xáo lẫn với nhau hình thành nhóm nhỏ tham gia các cuộc thi thiết kế kiến trúc (Thiết kế nhanh A + B), thiết kế đồ họa, ký họa, nhiếp ảnh. Thành viên các nhóm được công bố từ trước dựa trên danh sách đăng ký của các đơn vị, tạo điều kiện để các “kiến trúc sư tương lai” kết nối, làm quen, chủ động trao đổi, phối hợp với nhau. Các bạn trẻ được tự do thể hiện kiến thức, tài năng của bản thân xoay quanh chủ đề chính “Huế - Tuổi trẻ với di sản”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Vũ Minh, Phó Trưởng khoa Kiến trúc Trường ĐHKH, với chủ đề này, Ban tổ chức (BTC) Festival Sinh viên Kiến trúc muốn tìm ra những góc nhìn mới từ những bạn trẻ, tạo ra các ứng dụng mới để rồi từ đó “lấy cái mới, cái hiện đại để bảo tồn cho cái cũ, tức là di sản”. Ở hai cuộc thi chính Thiết kế nhanh A và B, các sinh viên được đi thực tế khu vực Thượng thành – Eo Bầu, nơi đang được tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm để tái hiện lại. Tại đây, các bạn có thể tự do lựa chọn hướng thiết kế của bản thân, có thể là các tiểu cảnh, các kiến trúc hay đường đi dạo, hệ thống chiếu sáng ban đêm…

Theo thầy Vũ Minh, việc chọn Thượng thành – Eo Bầu là địa điểm thi cũng nhằm mục đích tìm kiếm, khai thác ý tưởng của người trẻ, qua đó hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu một số giải pháp “phục dựng lại hoặc xây dựng mới, tạo nên hình ảnh mới cho khu vực này, làm tiền đề phát triển du lịch”. Bên cạnh hai cuộc thi chính, các cuộc thi còn lại cũng mang chủ đề di sản, xoay quanh Kinh thành Huế.

Trước khi bắt đầu Festival, BTC sẽ chuẩn bị cho mỗi đơn vị tham gia một khuôn viên trại để các đoàn có thể tự do trang trí kết hợp nghệ thuật sắp đặt, từ đó tạo nên một không gian riêng mang đặc trưng của mỗi vùng, miền. Mỗi đoàn sẽ cử một sinh viên đại diện lên thuyết trình, giới thiệu về ý nghĩa của cách sắp xếp, trang trí của đội mình và được ban giám khảo đến từ Hội KTS Việt Nam, Hội KTS tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện Trường ĐHKH chấm điểm, chọn ra khu trại xuất sắc nhất.

Festival còn có các sân chơi âm nhạc, thể dục thể thao, đều là những hoạt động được BTC chú trọng. Đêm 22/4 sẽ diễn ra cuộc thi “Kiến tỏa sáng”, đây là lúc để mỗi đơn vị tham gia thoải mái biểu diễn tài năng riêng, màu sắc riêng của đội. Festival Sinh viên Kiến trúc năm nay còn có cuộc thi khác mang tên “Thiết kế ý tưởng không gian trưng bày triển lãm sáng tạo Festival – Public Art” nhằm chọn ra phương án có thể thi công thực tế và sử dụng làm không gian chung có tính cộng đồng, sáng tạo, đa năng, đóng vai trò là điểm nhấn trong sự kiện Festival XIV. Công trình sẽ mang tên “Ngôi nhà chung kiến trúc”.

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc lần thứ XIV giúp đề cao khả năng tư duy sáng tạo, tăng cường tính giao lưu và làm việc nhóm nhằm kết nối giữa các đơn vị đào tạo KTS trên cả nước và quốc tế. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh các cơ sở đào tạo ngành kiến trúc, trao đổi những nội dung liên quan đến kiến trúc, di sản, quy hoạch, phát triển đô thị… thông qua các hội thảo và hoạt động chuyên môn. Hoạt động này cũng là sự kiện nằm trong chương trình Festival Huế 2024.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top