ClockThứ Tư, 23/02/2022 15:33

“Con người Huế” đã là sản phẩm hấp dẫn

TTH - Những ngày vừa qua, cộng đồng mạng “dậy sóng” bởi những clip ngắn của một du khách khi đến Huế du lịch ghi lại. Những clip này đều có nội dung chính là nói về con người ở mảnh đất Cố đô và theo du khách, nếu ai hỏi ở Huế điều gì là đẹp nhất thì đó chính là “con người”.

Tín hiệu phục hồi du lịchTrải nghiệm tết HuếĐón chuyến bay và du khách đầu tiên đến Huế năm 2022

Đời sống, con người Huế là "kho tàng" vô tận để du khách khám phá

Gần gũi và yêu thương

Đó là du khách Nhất Nam (23 tuổi, đến từ Hải Phòng), cũng là một blogger du lịch với những trải nghiệm, khám phá các địa điểm nổi tiếng trong nước được nhiều người theo dõi. Tết âm lịch vừa qua, Nhất Nam chọn dừng chân ở Cố đô Huế bằng chuyến đi 4 ngày 3 đêm để khám phá vẻ đẹp cổ kính của Kinh đô xưa.

Sở dĩ chàng trai trẻ khẳng định “nếu ai hỏi ở Huế điều gì là đẹp nhất thì đó là con người nơi đây” là khi ở Huế, chàng trai đã thuê chiếc xe máy để đi khám phá Cố đô. Do kim xăng của xe bị hỏng, không biết xe còn xăng hay không nên đã bị hết xăng khi ở đoạn trước Trường đại học Sư phạm Huế. Lúc đó, trời cũng đã về khuya. Đang dắt bộ thì có một người phụ nữ tầm 40 tuổi đến hỏi thăm và nói sẽ đi mua xăng giúp. Chàng trai khi đó chỉ mang đúng 50 nghìn đồng (quên ví ở khách sạn) nên đưa cho người phụ nữ này để nhờ mua xăng.

Khoảng 10 phút sau, người phụ nữ quay lại với một lít xăng và tiền thừa là 20 nghìn đồng. Chị bảo lít tiền xăng chỉ 27 nghìn thôi, nhưng do lấy chai đi luôn nên tốn thêm 3 nghìn nữa và đưa tiền thừa cho chàng trai. Chàng trai có ý gửi chị tiền thừa vì đó như là tiền công giúp chàng trai này, nhưng chị kiên quyết không lấy và bảo: “Không! chị nói thật, em cho người khác đi, còn nhiều khác vất vả hơn”. Vậy là chàng trai sử dụng số tiền đó để ủng hộ một người làm nhân tượng ở đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu.

Một clip khác cũng được du khách này chia sẻ sau đó không lâu là khi đến “check-in” tại một quán bán hương ở làng hương Thủy Xuân. Câu đầu tiên khi nhìn thấy khách, chủ quán niềm nở giới thiệu, bảo khách chụp hình đi và cầm chiếc nón lá ra nói: “Con không mua hương mệ vẫn cho mượn nón để chụp hình”. Theo đoạn clip mà chàng trai đến từ Hải Phòng chia sẻ, trong cuộc trò chuyện với chủ cửa hàng, anh chàng bất ngờ khi được nghe bà kể về cơ duyên khiến bà gắn bó với các bệnh nhi ung thư.

Bà chủ quán năm nay đã ngoài 70 tuổi, trong một lần vào viện thăm bạn thân bị ung thư, bà gặp một bệnh nhi bị ung thư giác mạc. Thương em bé mới 5 tuổi đã mắc phải bạo bệnh, bà dồn hết tất cả được 100.000 đồng tặng cho em. Xem lần gặp đó như một cái duyên, từ đó cứ mỗi tháng bà lại trích ra một khoản tiền từ việc buôn bán và ít bánh kẹo mang vào viện, động viên các bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo. Dù nắng hay mưa, dịch bệnh khiến làng hương vắng khách, bà vẫn bán hàng để có tiền giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Thu nhập bấp bênh nên số tiền bà giúp đỡ các em mỗi tháng cũng không nhiều, nhưng mình biết nó chứa đựng tất cả tấm lòng của bà.

Du khách Nhất Nam chia sẻ: “Mình thấy người dân nơi đây vẫn còn vất vả, nhưng lúc nào cũng tỏa ra năng lượng tích cực, gần gũi và yêu thương. Đến Huế cho cảm giác như ở nhà, gần gũi và an toàn”.

Văn hóa gia đình, tính mến khách là đặc trưng độc đáo ở làng cổ Phước Tích

Giá trị lớn đối với du lịch

Các tài liệu nghiên cứu nhận định rằng, không có một vùng đất nào, địa phương nào trong nước và cả khu vực có sự khác biệt như ở Huế. Văn hóa Huế thật sự khác biệt, con người sống chan hòa, gần gũi và tình cảm. Từ mỗi một con người, tính cách đều khác biệt do được nuôi dưỡng từ vùng đất, văn hóa truyền thống ăn sâu vào từng lớp thế hệ.

Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch phân tích, sự phát triển sẽ tránh khỏi giao thoa. Một vùng đất phát triển bền vững phải có cốt cách, cá tính riêng và “hồn Huế” chính là cái cần phát huy, là sức mạnh để các lĩnh vực khác dựa vào. Khi Huế đã được định hướng thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên giá trị cốt lõi là văn hóa thì cần tăng cường công tác giáo dục, để các thế hệ hiểu được cái văn hóa truyền thống tốt đẹp. Khi đã có lòng quý trọng, những thế hệ trẻ sẽ tự hào và mong muốn giữ “hồn Huế”, tính cách Huế. Khi đã đi vào “máu” những giá trị tốt đẹp, tính cách Huế sẽ luôn có giá trị trường tồn.

TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế nhận định “con người Huế” là khái niệm lớn, khó có thể khái quát được. Trong những môi trường cụ thể khác nhau sẽ tạo ra những tính cách, giá trị khác nhau. Đối việc khai thác du lịch, có thể lựa chọn từng khía cạnh và hình thành những mô hình ở trường học, công cộng, chùa chiền…, gần đây có loại hình lưu trú homestay ở cùng với gia đình, giúp du khách thấy được nề nếp, sinh hoạt thường ngày, rất thuận lợi để triển khai.

Ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Vietravel Chi nhánh Huế cho rằng, không hề nói quá khi con người Huế đã là sản phẩm du lịch hấp dẫn. Văn hóa là thế mạnh của du lịch Huế, mà cốt lõi văn hóa chính là con người. Vì thế mà các tour trải nghiệm, khám phá đời sống của người dân bản địa luôn được du khách yêu thích khi đến Huế, đặc biệt là khách quốc tế. Những giá trị đó cần được nâng tầm, xâu chuỗi để tạo thành một “vệt”, những tour tuyến du lịch chuyên biệt.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, thời gian qua, việc quảng bá hình ảnh con người, phong tục tập quán, lễ hội đã được triển khai với tần suất lớn. Trong thời gian đến, ngành sẽ ưu tiên đẩy mạnh quảng bá khía cạnh này. Tổ chức các cuộc hội thảo, khảo sát; định hướng và phối hợp với doanh nghiệp để xây dựng các tour tuyến phù hợp.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình yêu Hà Nội của một người Huế

Tôi cầm trên tay tập thơ Phở bia hơi và lời yêu Hà Nội của tác giả Nguyễn Duy Tờ trong những ngày lòng ngập tràn nhớ nhung Hà Nội - nỗi nhớ của một người Huế trót yêu vùng đất Hà thành và mùa thu chốn ấy.

Tình yêu Hà Nội của một người Huế
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo - FrancoTech, sáng 4/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng ngày 4/10 tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn và có vị thế và vị trí rất thuận lợi để giúp các doanh nghiệp tiếp tục vươn xa phát triển thành các tập đoàn, doanh nghiệp lớn mang tầm vóc quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn
Return to top