ClockThứ Năm, 06/06/2019 19:35

Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019: Hướng đến sự phát triển bền vững

TTH - Được tổ chức từ ngày 6-8/6 tại thành phố St. Petersburg, Liên bang Nga, Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 23 (SPIEF) năm nay tập trung vào chủ đề chính là: "Tạo ra một chương trình nghị sự phát triển bền vững".

Nga, Ấn Độ thông qua Chương trình Trao đổi Văn hoá giai đoạn 2017-2019

Được tổ chức kể từ năm 1997, SPIEF là một trong những nền tảng hàng đầu để thảo luận về các vấn đề kinh tế toàn cầu. Ảnh: Sputniknews

Trong đó, các đoàn đại biểu đến từ gần như tất cả các quốc gia Liên minh châu Âu (EU), cũng như các quan chức cấp cao từ Campuchia, Việt Nam, Nam Phi, Kenya, Ai Cập, Cộng hòa Trung Phi, và Bờ Biển Ngà sẽ tham gia những phiên họp khác nhau, xoay quanh 4 vấn đề bao gồm: Nền kinh tế toàn cầu trong việc tìm kiếm sự cân bằng, Nền kinh tế Nga: Đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia, Công nghệ định hình tương lai và Con người là trước tiên.

Trong một bài phát biểu, ông Anton Kobyakov, Cố vấn của Tổng thống Nga nhận định: "Chương trình của diễn đàn dựa trên phân tích kỹ lưỡng về các xu hướng hiện tại trong sự phát triển của tất cả những lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu. Các cuộc thảo luận trong chương trình SPIEF thường niên trở thành chìa khóa để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của phát triển toàn cầu".

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, trong hơn 2 thập kỷ qua, diễn đàn đã và đang đóng góp theo nhiều cách quan trọng để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng mà thế giới đang phải đối mặt ngày nay, đồng thời, định hình một chương trình nghị sự có ý nghĩa và mang tính xây dựng cho sự hợp tác quốc tế sâu rộng vì lợi ích của sự phát triển bền vững và cân bằng.

Năm nay, các quan chức Chính phủ, chính trị gia và chuyên gia nổi bật, cũng như các nhà lãnh đạo và nghiên cứu kinh doanh sẽ cùng nhau thảo luận về tương lai của nền kinh tế Nga và toàn cầu, trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề liên quan đến số hóa và thách thức công nghệ, cũng như những vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng.

“Tất cả chúng ta cam kết thúc đẩy hòa bình và an ninh trên thế giới, bảo tồn và nhân rộng di sản văn hóa của con người, để mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể thực hiện trọn vẹn tiềm năng của mình”, ông Vladimir Putin nói thêm; đồng thời lưu ý, để thực hiện các mục tiêu này, cần có một nền kinh tế mạnh mẽ và hiệu quả, những quy tắc thương mại toàn cầu trung thực và minh bạch, trao đổi tự do trong đầu tư và công nghệ, cũng như cạnh tranh lành mạnh và công bằng.

Tổng thống Nga nhấn mạnh, Nga sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế để đạt được tăng trưởng kinh tế chung, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và viễn thông, đồng thời thúc đẩy các quá trình hội nhập, bao gồm cả khu vực Á-Âu và châu Á-Thái Bình Dương.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Sputniknews & CGTN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top