ClockThứ Hai, 30/12/2019 11:49

Diệt chuột phá hoại vụ đông xuân

TTH.VN - Bước vào vụ sản xuất lúa đông xuân năm 2019-2020, ngoài hạn hán, nguy cơ sâu bệnh cao, nông dân đối mặt với tình trạng chuột phá hoại.

Logitech công bố chuột và bàn phím đầu tiên cho Chrome OSNông dân đối mặt với mùa vụ khóHạn chế phương pháp dùng bẫy điện diệt chuột

Xử lý ngay từ đầu vụ

Những ngày này, nông dân toàn tỉnh đang tiến hành gieo sạ những trà lúa sử dụng giống dài ngày và chuẩn bị làm đất cày ải cho những diện tích sử dụng giống ngắn ngày. Tuy nhiên, tình hình chuột phá hoại trên diện tích lúa đông xuân dài ngày đã gieo sạ khá mạnh. Lúa khi xuống giống bị chuột phá với tần suất từ 5 đến 10%, có nơi trên 20%.

Nông dân đồng loạt xuống đồng chuẩn bị vụ đông xuân

Dọc ngang trên các tuyến đường quê, hình ảnh người dân phủ cờ, bọc ni lông quanh từng đám ruộng mới gieo sạ không còn xa lạ.

Trong khi chồng đang gieo lúa, bà Lê Thị Lành, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà đi quanh đám ruộng cắm cọc và rào bằng các dải ni lông. Bà nói: “Năm nay, chuột nhiều lắm, mỗi lần đi thể dục vào sáng sớm, tôi gần như “phát hoảng” khi thấy chuột chạy khắp nơi. Lo lắng chuột phá hoại trên diện tích đã gieo sạ, gia đình tôi phải dùng ni lông bọc quanh ruộng, nhất là dọc các bờ đê. Thời gian tới, gia đình sẽ cắm thêm cờ để xua đuổi chuột. Như năm ngoái, lúa mới gieo sạ vì chuột phải gieo sạ lại nhiều lần vừa mất tiền lại rất mất công, lại trể khung lịch thời vụ. Trước đó, chồng tôi cũng đã bỏ thuốc diệt và đặt bẫy dọc ruộng nhưng không hiệu quả lắm".

Không riêng gì bà Lành, nhiều địa phương, HTX khác cũng chủ động phối hợp cùng xã viên tiến hành diệt chuột ngay từ đầu vụ để hạn chế thiệt hại.

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX Đông Phú, xã Quảng An, Quảng Điền chia sẻ, vụ đông xuân này HTX đưa vào gieo sạ 241 ha lúa chủ yếu là giống lúa dài ngày 4B. Hiện, công tác gieo sạ đã gần như hoàn tất. Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc duy trì diệt chuột trên đồng ruộng nhằm hạn chế thiệt hại cho vụ mùa.

Từ đầu vụ đến nay, HTX Đông Phú đã tổ chức 3 đợt ra quân diệt chuột, cấp phát bẫy và hơn 80kg thuốc Raccumin và 1 tấn lúa để tiêu diệt chuột, khuyến khích nông dân mua thêm thuốc tăng cường diệt chuột ngay tại ruộng gia đình. HTX còn thành lập các nhóm, mỗi nhóm 10 người, tổ chức bắt chuột vào ban đêm. Việc làm này thu lại kết quả khá khả quan, số lượng chuột bị diệt khá lớn nên thiệt hại đầu vụ đông xuân do chuột hại thấp hơn vụ trước, chỉ duy trì dưới mức 5% (vụ hè thu trước phải gieo sạ lại nhiều lần).

UBND các huyện cũng chủ động các giải pháp diệt chuột trước khi đưa vào gieo sạ đại trà. Như tại Quảng Điền, để chủ động công tác diệt chuột, huyện đã chỉ đạo các HTX ra quân, cấp phát 105,5kg thuốc sinh học Racumin rải trên các cánh đồng, đồng thời vận động đào bắt và thu mua 15.000 đuôi chuột. Huyện đã trích gần 100 triệu đồng từ nguồn dự phòng để mua thêm 125kg thuốc sinh học Racumin hỗ trợ thêm cho các HTX nhằm động viên các HTX tăng cường phòng trào diệt chuột.

 Diệt chuột bằng phương pháp đào bắt

Ra quân toàn tỉnh

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà khẳng định, để đạt hiệu quả cao, cần tổ chức diệt chuột trên phạm vi toàn tỉnh, tập trung ở các bờ kênh mương, bờ vùng, bờ thửa, ven đê… Thực hiện diệt chuột thường xuyên nhưng cần xác định rõ các đợt cao điểm để phát động chiến dịch diệt chuột đồng loạt nhằm đạt hiệu quả cao.

Ông Lê Văn Thứ cho rằng, việc diệt chuột của HTX chỉ như muối bỏ bể vì hiện nay số lượng chuột vẫn còn rất lớn và tiếp tục sinh trưởng rất nhanh. Chuột thường đào hang sâu và trú ẩn dọc các cồn mồ, bờ đê nên rất khó đào bới để diệt. Giải pháp trước mắt, ngoài sử dụng bẫy, thuốc, đào bới, HTX vận động người dân mua ni lông để che chắn quanh đồng ruộng, hạn chế chuột xâm nhập. Tuy nhiên, muốn hạn chế diệt chuột lâu dài cần sự tham gia của nhiều tổ chức đoàn thể: nông dân, thanh niên, phụ nữ… Các xã, huyện cũng cần phối hợp với nhau để ra quân đồng loạt; phối hợp với chương trình chủ nhật xanh của tỉnh sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ mùa màng cho người dân.

Tập huấn cách đặt bẫy chuột 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo, người dân nên kết hợp nhiều biện pháp (hoá học, sinh học, thủ công), trong đó biện pháp sinh học và thủ công là chủ yếu. Tuyệt đối không dùng thuốc cấm, dùng điện và các biện pháp dễ gây nguy hiểm cho người, vật nuôi để diệt chuột. Thực hiện diệt chuột đúng kỹ thuật, chú trọng bảo vệ hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng.

Số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ đông xuân 2019-2020 toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 28.622 ha lúa. Năm qua do không có mưa lớn, không xảy ra lũ lụt, đồng ruộng không bị ngập nước, cỏ dại, lúa chét phát triển tốt là nơi cư trú của các đối tượng sinh vật gây hại; nhất là chuột phát sinh, phát triển, tích lũy trên đồng ruộng. Với đặc tính sinh sản nhanh, thành thục sớm, nguy cơ chuột gây hại nặng vào đầu vụ là rất lớn.


Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
Duy trì các mô hình xanh

Tại đợt ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh vào ngày 30-31/3, các địa phương, đơn vị đã đồng loạt tổ chức tu sửa, vệ sinh, tôn tạo lại các điểm xanh.

Duy trì các mô hình xanh
Bộ đội, dân quân và Nhân dân chung tay vệ sinh môi trường biển

Sáng 31/3, tại bãi biển xã Hải Dương, thành phố Huế, Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với địa phương, lực lượng dân quân và đoàn viên thanh niên đã tổ chức chương trình Ngày Chủ nhật xanh ra quân vệ sinh môi trường biển.

Bộ đội, dân quân và Nhân dân chung tay vệ sinh môi trường biển

TIN MỚI

Return to top