ClockThứ Năm, 09/08/2018 08:28

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Thông báo kết luận nêu rõ, việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách, nhằm định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có tính kết nối cao với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và các kết cấu hạ tầng khác, tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, vùng kinh tế và của cả nước.

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo xây dựng điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cho các giai đoạn đến 2030 gồm từ nay đến 2020, giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn sau năm 2030; trong đó, xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn (bao gồm cả các dự án ưu tiên thực hiện), chú ý kết hợp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa với phát triển dịch vụ du lịch; riêng giai đoạn sau năm 2030 chỉ đề xuất các nội dung có tính định hướng thực hiện việc nâng cấp các tuyến luồng, hệ thống cảng, bến thủy nội địa... đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông vận tải trên đường thủy nội địa.

Bộ Giao thông vận tải tính toán kỹ lưỡng về năng lực vận tải đường thủy nội địa của khu vực phía Nam, xác định cụ thể lưu lượng hàng hóa được vận chuyển trên đường thủy nội địa trong số hàng hóa đã được đưa vào, rời các cảng biển trong khu vực.

Trên cơ sở rà soát, bổ sung các nội dung trên, Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với đề xuất tháo gỡ các nút thắt, cản trở hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tổ chức nghiên cứu, xây dựng phương án xử lý, trong đó tính toán hiệu quả của phương án tháo gỡ các nút thắt, gây cản trở đến hoạt động giao thông vận tải trên đường thủy nội địa của các khu vực miền Bắc, miền Nam; đề xuất phương án đầu tư, phối hợp với Bộ Kế  hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

TIN MỚI

Return to top