ClockThứ Năm, 08/08/2019 13:15

Điều không nên

TTH - Đem chuyện đốt, rải vàng mã ra trò chuyện, chỉ một nhóm nhỏ nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là trái chiều. Thế mới biết, có những chuyện chỉ xét trên tính hợp lý có thể chẳng bao giờ giải quyết nổi.

Phú Diên “nói không” với đốt, rải vàng mãBỏ đốt vàng mãHạn chế đốt, rải vàng mã dịp tết

Nói về tâm linh, phong tục tập quán thì chuyện đốt hoặc rải vàng mã là hợp lý. Không biết nó có tự bao giờ, nhưng chắc là lâu lắm rồi, qua nhiều đời. Cứ thế, xưa bày nay làm, dần dà thành một phong tục. Mà đã là phong tục thì rất khó bỏ. Nó giống như chuyện cúng kỵ thì phải có trầu cau, hương đèn… và rượu. Bây giờ con cháu thấy rượu có khi “lắc đầu”, sợ đau gan, cúng xong có mời ai thì thường là uống bia. Nhưng trên bàn thờ, dù cúng ông bà hay cha mẹ… thì cũng phải có ly rượu.

Tính hợp lý của phong tục nó còn ở chỗ, đó là chuyện tâm linh. Người ta tin rằng “có một thế giới nào đó” mà con người ta chưa thể hiểu được. Đối với người thân thì “sống sao thác vậy”. Đối với người không thân thích gì thì mình có thể cầu may từ sự giúp đỡ của “những vong hồn bên thế giới khác” bằng cách cúng, như là chuyện "có qua có lại", "sòng phẳng". Chính vì vậy, có những người, nếu không muốn nói là rất nhiều người đã “đi quá đà” trong chuyện đốt vàng mã.

Một chiều cuối năm ngoái, tôi thấy một nhà cúng tất niên nằm trên đường một con đường thuộc phường Trường An (TP. Huế) sao đốt vàng mã nhiều quá, nó nhiều một cách bất thường, tức là không giống như nhiều gia đình khác. Phải hai ba thanh niên lực lưỡng ra đốt cả tiếng đồng hồ mới xong. Tò mò hỏi thì biết đây là chủ một quán bar khá lớn ở TP. Huế.

Và mới đầu năm nay, thấy báo chí đưa tin, công an khi kiểm tra khám xét quán bar của gia đình này làm chủ, đã phát hiện hàng trăm người có mặt dương tính với ma túy. Và sau đó bị phạt hành chính hơn trăm triệu đồng. Tất nhiên, chưa hẳn việc cúng rồi đốt vàng mã nói trên liên quan đến vụ việc này nhưng rõ ràng, ở một góc độ nào đó, chúng ta thấy chuyện tâm linh đã bị “sử dụng sai mục đích”. Nói thẳng ra là dùng vào những điều không mấy tốt đẹp. Nếu có một “đấng siêu nhiên nào đó”, có lẽ chưa hẳn họ “phù hộ” cho những điều sai trái như vậy.

Cái gì cũng vậy, nó chỉ tốt khi ở mức độ hợp lý. Không hợp lý nó trở nên không tốt. Và đôi khi là kệch cỡm. Ví dụ như cũng cha mẹ đã mất cách đây chừng vài mươi năm, khi ấy còn đói khổ, kiếm ra đồng bạc hết sức khó khăn. Thì chắc là cha mẹ nếu có tiền cũng phải chi tiêu dè xẻn, không thể tiêu xài cả hàng xấp tiền đô la vàng mã con cháu đốt như vậy được. Đặt vấn đề thế, chúng ta sẽ thấy ngay tính bất hợp lý khi đốt vàng mã nhiều.

Có một vấn đề cũng cần đề cập, ai là người sản xuất ra vàng mã. Theo khảo sát của người viết, thì đa phần là người nghèo, những người ít có điều kiện làm những việc khác sinh ra lợi nhuận cao hơn (ở đây nói đến người sản xuất chứ không nói đến người kinh doanh). Chất liệu để làm vàng mã thường là loại giấy thải loại tái chế. Nếu tái chế thủ công đó là một nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hiểu nguồn gốc của vàng mã như vậy, chắc cũng chẳng hay ho gì sử dụng nó để cúng tổ tiên ông bà. Nó cũng giống như chuyện con cháu muốn uống bia, hút xì gà nhưng cứ “khư khư” cúng cho ông bà rượu, mà rượu đóng chai theo kiểu công nghiệp bán ngoài chợ chứ chưa hẳn là rượu tử tế.

Đề cập và phân tích như vậy, người viết muốn nói rằng, có lẽ mỗi chúng ta phải ngẫm nghĩ và tiết chế lại chuyện cúng và đốt vàng mã. Thôi thì đã là truyền thống, tâm linh thì nên dùng ở mức độ hợp lý nào đó, giống như thời cha ông ta còn nghèo khó, cũng đốt vàng mã nhưng ở mức độ rất ít, mang tính chất tượng trưng. Đốt nhiều như bây giờ, không khéo sản xuất vàng mã trở thành một ngành công nghiệp hàng năm cho ra đời các sản phẩm chỉ để đốt lên đến hàng triệu đô la. Điều này chắc là không nên.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết

Chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, Bộ vừa có văn bản đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.

Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết
Điểm du lịch tâm linh mới của Phong Điền

Việc được công nhận di tích cấp tỉnh sẽ giúp bảo tồn di tích miếu Linh Quang. Quan trọng hơn là phát huy các giá trị, làm phong phú đời sống văn hóa, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Điểm du lịch tâm linh mới của Phong Điền
Mùa Phật đản về

Là xứ sở của hơn 300 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, thật không quá khi người ta bảo mùa Phật đản là một trong những mùa đẹp nhất trong năm ở Huế.

Mùa Phật đản về
Mua lộc đầu năm

Theo phong tục xưa, ngày mùng 1 Tết mua được quả cau ngon, lá trầu đẹp nghĩa là rước được lộc về nhà.

Mua lộc đầu năm
Return to top