ClockThứ Năm, 02/08/2018 08:09

Đổi mới phương pháp định giá đất bảo đảm quyền lợi cho người có đất thu hồi

TTH.VN - Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng đổi mới nội dung, điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất cụ thể để bảo đảm quyền lợi cho người có đất thu hồi.

Phục hồi vùng đất nuôi tôm không hiệu quả

 

Vừa qua, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Thủy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang có chất vấn về những bất cập trong công tác quy hoạch chính sách thu hồi đất, công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Thủy, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết: Chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm với phương châm phải bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất thu hồi.

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định nguyên tắc bồi thường về đất theo hướng người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì được bồi thường bằng đất, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền, giá đất tính tiền bồi thường là giá đất cụ thể theo loại đất thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất; việc bồi thường về đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; quy định cụ thể việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân sau khi thu hồi đất; bổ sung quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; quy định hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất; quy định thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi và trách nhiệm thanh toán tiền chậm chi trả.

Qua theo dõi kết quả thực hiện tại địa phương cho thấy, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người có đất thu hồi; khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giảm hơn nhiều so với thời điểm trước Luật Đất đai năm 2013.

Tuy nhiên, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn một số tồn tại, bất cập như việc xác định giá đất tính bồi thường chưa phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường; việc bồi thường, hỗ trợ vẫn còn chưa đầy đủ, chưa đúng đối tượng theo quy định...

Để khắc phục một số tồn tại, hạn chế nêu trên, trong thời gian tới Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng đổi mới nội dung, điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất cụ thể để bảo đảm quyền lợi cho người có đất thu hồi; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình tổ chức tại các địa phương.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top