ClockThứ Sáu, 07/10/2016 13:52
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ:

Đổi mới phương thức tiếp cận

TTH - Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Không phải người dân nào cũng có điều kiện đến tham quan bảo tàng nên bảo tàng mang tư tưởng của Bác đến với Nhân dân thông qua các triển lãm lưu động và chiếu phim tư liệu về thân thế, sự nghiệp của Bác ở các huyện: Hương Thủy, A Lưới, Nam Đông…”.

Thiếu nhi thi vẽ tranh về Bác Hồ

Đổi mới tuyên truyền

Tôi có dịp tham gia hoạt động tìm hiểu, khám phá của học sinh Trường THCS Hàm Nghi do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức tại di tích lưu niệm Bác Hồ ở 112 Mai Thúc Loan. Ông Nguyễn Minh Quang, Hiệu trưởng Trường THCS Hàm Nghi lúc đó chia sẻ, hoạt động này bồi dưỡng cho các em học sinh niềm tự hào về mảnh đất đã nuôi dưỡng tuổi thơ của Bác Hồ. Đồng thời, hưởng ứng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục trong việc giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa nói chung và các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng.

Bà Vân Quỳnh, cán bộ Phòng Tuyên truyền hướng dẫn cho biết: “Kịch bản mỗi chương trình tuyên truyền lưu động gồm có 3 phần: Thuyết minh phim với chủ đề “Theo chân Bác”, tổ chức tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp và chiếu một phim ngắn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với đối tượng học sinh nhỏ tuổi, giữa các phần thi, cán bộ bảo tàng lồng ghép vào những trò chơi vận động, tiết mục văn nghệ tăng thêm sự hào hứng cho các em”.

Học sinh TP. Huế tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh

Để phục vụ công tác tuyên truyền lưu động, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kịch bản phim “Theo chân Bác” giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó tập trung phần 10 năm Người và gia đình sống, lao động và học tập trên đất Huế. Phim cũng giới thiệu khá đầy đủ về bảo tàng và hệ thống các di tích, địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ trên đất Thừa Thiên Huế. Phim không có lời bình được lồng tiếng sẵn, lời bình phim sẽ được các thuyết minh viên của bảo tàng tùy theo đối tượng khán giả mà có phần thuyết minh phù hợp. Đây là điểm sáng tạo, linh động của bảo tàng nhằm tạo sự mới mẻ, hứng thú với khán giả. Mặt khác, cũng tránh sự nhàm chán, luôn kích thích sự tìm tòi, đổi mới nội dung thuyết minh cho thuyết minh viên.

Thấm sâu tư tưởng

Trò chuyện với bà Nguyễn Hồng Hạnh, chúng tôi càng hiểu hơn về những nỗ lực của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong việc đưa hình ảnh, tấm gương đạo đức Hồ Chủ tịch đến gần với mọi tầng lớp Nhân dân. Hàng năm, bảo tàng phối hợp với Khoa Giáo dục chính trị, Lý luận chính trị, Lịch sử của Trường đại học Sư phạm Huế, Trường đại học Khoa học Huế tổ chức hội thảo khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết quả những nghiên cứu này giúp cán bộ bảo tàng bổ sung thêm kiến thức và truyền bá lại cho khách tham quan. Phối hợp với hội thơ Hương Giang tổ chức các chương trình thơ nhạc về chủ đề Bác Hồ, xuất bản tập thơ “Tháng năm nhớ Bác”; xuất bản sách “Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân Thừa Thiên Huế” ghi lại hồi ký của những người đã từng được gặp Bác Hồ, “Giữ trọn niềm tin” ghi lại cảm tưởng của những người đến tham quan bảo tàng và di tích Bác Hồ… để tuyên truyền thân thế, sự nghiệp và phát huy giá trị di sản Bác Hồ ở Huế.

Sau khi chỉnh lý trưng bày ở tầng 2, bảo tàng nỗ lực đổi mới trưng bày, bổ sung nhiều hiện vật gốc, tăng cường phần nội dung về Huế, như phần trưng bày về những người thân trong gia đình Bác Hồ thời sống ở Huế (toàn bộ phần trưng bày đều là hiện vật gốc do những người ngày xưa cưu mang anh trai và chị gái Bác Hồ giữ lại và trao tặng cho bảo tàng), những người con ưu tú của Thừa Thiên Huế được Bác Hồ dìu dắt, những tác phẩm thơ nhạc, tranh thể hiện tình cảm của Nhân dân Thừa Thiên Huế với Bác sau năm 1975 đến nay… Tất cả những tư liệu, hiện vật này tô đậm tình cảm của Bác Hồ với Huế cũng như Huế với Bác Hồ.

ngoài đổi mới trưng bày, bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động bổ trợ: thi vẽ tranh, tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh, như xem phim tư liệu, trả lời các câu hỏi sau khi tham quan nhà trưng bày. Ở các di tích, bảo tàng làm các món quà lưu niệm in hình những di tích của Bác Hồ, các tác phẩm truyên truyền về Bác, tờ gấp… bán cho du khách để tăng cường quảng bá hình ảnh của di tích đến với du khách.

Bà Hồng Hạnh chia sẻ: “Mỗi người khi bước chân vào làm việc ở đây đều xác định trách nhiệm, ý thức để xứng đáng là nơi gìn giữ và phát huy giá trị di sản của Bác. Chi bộ bảo tàng rất chú trọng bồi dưỡng thông qua các cuộc sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề hàng quý, hàng tháng để mỗi cán bộ thấm sâu nhất tư tưởng của Bác. Có thấy Bác thực sự vĩ đại, cảm nhận sâu sắc Người là tấm gương sáng, họ mới có tình cảm để truyền tải có cảm xúc, sinh động”.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống

Bảo tàng Mỹ thuật Huế không chỉ là không gian trưng bày các triển lãm thu hút công chúng tham quan, mà những năm qua, nơi này đã trở thành điểm đến như một trường học trải nghiệm cho các em học sinh. Không chỉ hiểu thêm về nghệ thuật như hội họa, sắp đặt…, các em còn được nhập vai để cho ra tác phẩm theo cách của riêng mình.

Đến bảo tàng để thêm yêu văn hóa truyền thống
Return to top