ClockThứ Năm, 04/04/2024 05:49

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách

TTH - Trong không gian Viện Pháp Huế, số 1 Lê Hồng Phong, nhà văn viễn tưởng nổi tiếng người Pháp Bernard Werber đã có buổi giao lưu, trò chuyện cùng khán giả cố đô và giới thiệu hai tác phẩm tâm đắc của ông: “Bộ Ba Kiến" và "Chiếc hộp Pandora".

Tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích mọi người tham gia viết sách, đọc sáchLan tỏa những giá trị của sáchHội sách xuyên Việt tìm đường sách cho Huế

Nhà văn Bernard Werber giao lưu tại Viện Pháp Huế 

Bernard Werber sinh năm 1961 tại Toulouse, Pháp và bắt đầu sự nghiệp viết lách từ những năm 1990. Bernard là một trong những nhà văn đương đại được yêu thích nhất tại xứ sở rượu vang, trang cá nhân của ông đạt 243.000 lượt theo dõi và nhận được sự tương tác thường xuyên từ độc giả và người hâm mộ.

Bernard Werber từng theo học ngành luật và tội phạm ở Toulouse và sau đó, nhập học trường báo chí tại Paris. Ông làm việc cho nhiều tòa báo, như L'Événement, Le Point, VSD… và phụ trách chuyên mục khoa học cho tờ Le Nouvel Observateur trong 7 năm. Bài phóng sự nổi bật đầu tay của ông được thực hiện ở nước ngoài, lấy chủ đề loài kiến safari ở Bờ Biển Ngà.

Phong cách viết của Bernard đa dạng, linh hoạt, kết hợp nhiều thể loại văn học bao gồm saga (sử thi), khoa học viễn tưởng và các ý tưởng triết học. Hầu hết các tiểu thuyết của ông đều có hình thức giống nhau và thường có những nhân vật chung xuyên suốt, kết hợp tài tình giữa nghệ thuật và những kiến thức khoa học tưởng chừng  khô khan.Tính đến nay, Bernard Werber đã hoàn thành 30 cuốn sách đa dạng các thể loại từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, kịch,… sách của ông được dịch sang 30 thứ tiếng và đạt doanh số 23 triệu bản trên toàn thế giới.

“Bộ ba Kiến” là series gồm ba tập “Kiến”, “Cách mạng Kiến” và “Ngày của Kiến” do nhà xuất bản Nhã Nam ấn hành. Bộ sách mô tả về một “đế chế” kiến đã tồn tại trên hành tinh chúng ta từ hơn trăm triệu năm trước với những vương quốc, vũ khí hiện đại và một nền công nghệ đáng gờm. Bộ sách đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và nhận giải thưởng của độc giả tờ Sciences et Avenir.

“Chiếc hộp Pandora” là cuộc phiêu lưu đi qua những kiếp sống từ Paris, Atlantis cho đến Ai Cập của René, một giáo viên lịch sử để giúp anh “ngộ” ra quy luật nhân quả, những tiền kiếp đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của anh như thế nào. Qua tác phẩm, Bernard đã giới thiệu đến công chúng một thể loại văn chương mới lạ mang tên “triết lý viễn tưởng”, kết hợp giữa khoa học viễn tưởng, triết học và tâm linh.

Tại buổi giao lưu với khán giả Huế, Bernard Werber đã có nhiều chia sẻ về kinh nghiệm viết lách và thế giới quan độc đáo của một nhà văn viễn tưởng. Bernard tâm sự, ông lựa chọn thể loại này bởi luôn muốn thử thách bản thân, tiểu thuyết viễn tưởng rất khó viết và đòi hỏi sự sáng tạo không biên giới. Trước đây, ông vốn không có ý định trở thành nhà văn, ông viết bởi thú vui này đem lại cho ông sự thoải mái và xuất bản sách như một cách để tri ân thành quả lao động của mình, ông thậm chí từng không biết viết sách có thể kiếm ra tiền.

Trong chuyến thăm Huế, Bernardrất thích thú với trải nghiệm ngồi viết sách ở quán cà phê trong Đại Nội, một không gian dễ thương bên cạnh hồ, vừa thưởng thức trà và ngắm đàn cá tung tăng bơi lội. “Đó là một nơi lý tưởng để viết, các bạn hãy thử xem”- Bernard nói.

Bài, ảnh: Thục Đan
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế

Sáng 2/2 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.

Lễ dựng nêu ở Đại Nội Huế
Vùng đất của rồng

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt quốc hiệu là Việt Nam (1804), chọn Huế làm Kinh đô của vương triều Nguyễn, mà không dời đô về Thăng Long, vốn là “thượng đô muôn đời của Đại Việt”.

Vùng đất của rồng

TIN MỚI

Return to top