ClockThứ Ba, 27/06/2017 06:37

Buông lỏng huấn luyện an toàn lao động

TTH - Chỉ vì lợi nhuận trước mắt, nhiều doanh nghiệp thả nổi, không huấn luyện an toàn cho người lao động.

Người lao động cần được huấn luyện AT-VSLĐ    

Con số được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra khiến nhiều người giật mình: Toàn tỉnh có hơn 93.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tuy nhiên, chỉ có khoảng 15.700 lao động (chiếm tỷ lệ 17%) được huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động (AT-VSLĐ). Hóa ra, lâu nay hàng chục ngàn lao động đang “đùa với tử thần”.

Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa chú trọng đầu tư để đảm bảo an toàn, khi cơ quan Nhà nước đến kiểm tra, thanh tra, những doanh nghiệp này mới bắt đầu thực hiện. Theo quy định, người sử dụng lao động phải được đào tạo an toàn lao động 2 ngày nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp thực hiện. Nhiều xưởng cơ khí chuyên gia công các loại sắt thép dân dụng trong thành phố thường xuyên đối mặt với điện nhưng cả chủ và thợ đều chưa qua một lớp huấn luyện về AT- VSLĐ dù chỉ là lớp ngắn ngày. Anh Trần Văn T., chủ doanh nghiệp nhôm kính TP ở đường Trần Phú (TP. Huế), cho hay: Chúng tôi có hai cơ sở với 15 lao động nhưng thợ chưa bao giờ đi huấn luyện AT- VSLĐ. Nhân công chủ yếu là lao động thời vụ, họ làm ngày nào mình trả lương ngày đó, chứ đi học chắc gì họ đồng ý”.

Lao động tự do được xem là lao động toàn “không”: Không bảo hiểm, không hợp đồng lao động, không được trang cấp bảo hộ và nay lại thêm không được tập huấn về quy trình an toàn. Những ngành xây dựng, cơ khí... tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, song lực lượng lao động chủ yếu ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức về AT- VSLĐ. Họ chưa được đào tạo bài bản, nên ý thức bảo hộ lao động rất kém. Một số doanh nghiệp xây dựng tìm cách tiết giảm chi phí quản lý, chi phí mua sắm trang thiết bị bảo hộ, dẫn đến tình trạng công nhân thiếu dụng cụ bảo hộ hoặc không giám sát chặt chẽ từ khâu tuyển dụng đến thi công, dẫn đến tai nạn.

Chất lượng huấn luyện được nâng lên nhưng do chủ quan, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác nên một số doanh nghiệp thực hiện công tác huấn luyện AT - VSLĐ cho người lao động theo cách đối phó rút ngắn thời gian huấn luyện. Nội dung huấn luyện mới chỉ tập trung vào lý thuyết, phổ biến các nội quy, quy chế của đơn vị, phần thực hành kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhiều vụ TNLĐ xảy ra do NLĐ không tuân thủ quy trình làm việc cho thấy chất lượng công tác huấn luyện ở nhiều nơi còn bỏ ngỏ.  Anh Hoàng Văn Lợi (phường Vĩnh Ninh, TP. Huế), một lao động bị tai nạn trong khi làm việc do rò rỉ điện trải lòng: “Doanh nghiệp có cho đi tập huấn về an toàn lao động nhưng tôi chủ quan, cứ tin vào kinh nghiệm nên học không đến nơi, đến chốn. Thế nên, khi xảy ra sự cố tôi không đủ bình tĩnh và không có kiến thức để xử lý tình huống. Tôi giờ không có khả năng làm việc như trước nên ở nhà phụ vợ bán quán”.

Thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 40 vụ tai nạn lao động, trong đó có 7 người chết (tăng 3 người so với năm trước); 104 vụ cháy… tổng thiệt hại ước tính 13,4 tỷ đồng. Chi phí khắc phục thiệt hại do tai nạn lao động thường cao gấp 2, thậm chí 3 lần chi phí để phòng ngừa tai nạn lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động, song đáng lưu tâm là việc khai báo, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc, nên chưa phản ánh đúng tình hình diễn ra trên thực tế. Nếu xảy ra tai nạn, họ cũng không báo ngành chức năng hay chính quyền mà chủ thầu và người lao động tự thỏa thuận, đền bù trên cơ sở tự nguyện.

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội cho hay: “Tai nạn lao động có thể xảy ra bất kể trong thời gian nào nếu như công tác phòng ngừa chưa được thực hiện tốt. Thế nên, từ người lao động đến người sử dụng lao động phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về AT-VSLĐ; xây dựng văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động. Ngành chức năng cần tăng cường thanh kiểm tra, giám sát và xử phạt cũng như nhắc nhở, buộc doanh nghiệp phải thực hiện tốt trách nhiệm về AT-VSLĐ. Phòng ngừa tai nạn trong lao động phải được thực hiện hàng ngày, hàng giờ và mọi lúc, mọi nơi để trách xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Huế Thu

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng

Để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ) trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, các cấp công đoàn đã chủ động tham mưu, phối hợp với doanh nghiệp (DN) triển khai nhiều biện pháp giúp NLĐ đối phó với nắng nóng.

Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

TIN MỚI

Return to top