ClockThứ Năm, 17/08/2017 13:11

Câu chuyện xúc động về người con gái đi tìm mộ bố

TTH - Nhìn vóc dáng mảnh mai dáng đi nhẹ nhàng, thanh thoát trong tà áo dài màu lam tím thướt tha của chị Nguyễn Thị Hải (Tố Hải), tôi cứ ngỡ chị là “con gái của xứ Huế”. Vậy nhưng, chị là thiếu phụ của đất Hà thành, theo hành trình của những người hành hương nhân ngày thương binh liệt sĩ, về Huế viếng mộ bố.

Chị Tố Hải tại khu di tích Chín Hầm

Chị đã tuổi ngoài 50, vừa được lên chức bà nội, nhưng trông chị vẫn còn trẻ lắm. Chỉ có điều tôi cảm nhận được là hình như trong đôi mắt chị, gợi lên một chút buồn man mác và hiển hiện những vết thâm quầng. Có lẽ không phải vì tuổi tác mà bởi mấy hôm rồi hành trình từ Hà Nội vào Huế để thắp hương cho bố, chị cứ đi hết nghĩa trang này đến nghĩa trang khác. Có lúc chị lại ngủ ở đó qua đêm để mong tìm một chút hơi ấm của người bố mà suốt cuộc đời chị chưa hề biết mặt.

Qua trò chuyện thân mật, chị Tố Hải xúc động kể cho tôi nghe về hành trình hơn 10 năm vào Nam ra Bắc và rong ruổi suốt dải đất miền Trung để tìm mộ người bố đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hễ ở đâu nghe có thông tin gì mới về tung tích của bố, chị lại tức tốc lên đường tìm manh mối mong tìm được nơi yên nghỉ của bố. Thế rồi, đồng đội của bố chị cho biết ông Nguyễn Văn Lành (bố chị Hải) đã hy sinh trong trận đánh ở thôn Cao Ban, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 22/3/1966, khi cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn khốc liệt.

Những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước, cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngày một leo thang, Mỹ ồ ạt đưa quân đội vào tham chiến ở chiến trường miền Nam. Năm 1965, theo lệnh tổng động viên, bố chị gác lại công việc của một cán bộ thủy văn ở sông Bôi, xung phong lên đường vào miền Nam, mà lúc ấy những người miền Bắc gọi là đi B.  Chị xúc động kể lại câu chuyện mà mẹ chị vẫn thường hay nhắc đến. Ngày bố chị lên đường vào chiến trường miền Nam, mẹ chị bế con ra tiễn đưa chồng, bố chị xòe bàn tay của cô con gái mới 5 tháng tuổi, nhổ vào bãi nước bọt vào lòng bàn tay, rồi xoa xoa nắm chặt đôi bàn tay nhỏ bé tí xíu, hẹn ngày bố nhất định trở về…Nhưng có ai ngờ lần chia tay ấy, lại là lần cuối cùng và bố chị đã hy sinh, ra đi mãi mãi…

Thời gian thấm thoắt trôi qua, những mất mát do chiến tranh cũng dần dần được hàn gắn phần nào, nhưng có một vết thương, một nỗi đau không bao giờ bù đắp được, đó là con gái lớn lên trong sự  thiếu thốn hơi ấm, tình thương của bố, còn mẹ chị trở thành người quả phụ…Chị Tố Hải lớn lên trong vòng tay yêu thương chở che của mẹ và người anh trai lớn hơn chị 2 tuổi. Có lẽ ngay từ tuổi thơ, chị đã hiểu được phần nào sự thiếu vắng người cha, nên chị ý thức chăm chỉ học hành, luôn là học sinh xuất sắc trong học tập và năng nổ trong các hoạt động văn hóa văn nghệ… Và rồi ước mơ giản dị của chị đã trở thành hiện thực, chị trở thành cô giáo dạy văn, ngày ngày lên bục giảng chăm lo sự nghiệp giáo dục trồng người.

Chị Hải bùi ngùi xúc động kể, từ những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, chị đã nghĩ đến việc tìm kiếm hài cốt của cha, thế nhưng, lúc đó cuộc sống vẫn còn chồng chất khó khăn nối tiếp khó khăn, nên mãi đến năm 2006, khi cuộc sống gia đình có điều kiện hơn một chút, chị mới quyết tâm đi tìm bố. Lần đầu tiên trên chuyến hành trình từ Bắc vào Nam, khi đặt chân đến vùng đất Hà Tĩnh, trước mắt chị là hình ảnh dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi từng in dấu bước chân người bố và lúc đó bao nhiêu cảm xúc ùa về trong tâm trí chị. Lúc đó chị lại nghĩ, núi non bao la thế này biết tìm bố ở đâu? Rồi nước mắt cô con gái tìm bố cứ tuôn trào như mưa dọc suốt quãng đường. Thông qua người giới thiệu, ông Sơn ở Phan Rang, Ninh Thuận đã cho chị biết bố chị đã được quy tập đưa về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Phong Điền, đang yên nghỉ cùng hàng ngàn đồng đội khác ở đây. Mặc dù những thông tin đó còn một chút mơ hồ, nhưng với chị Hải đó là một ân huệ lớn mà cuộc đời đã ban tặng cho chị trên hành trình hơn 10 năm lặn lội tìm bố, và giờ đây với chị Hải đã có một người bố, một mái ấm để trở về.

Thế là cứ mỗi năm đến dịp nghỉ hè, cũng là dịp cả nước kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, chị lại trở về Huế để thắp nén hương cho bố. Với chị, Huế là quê hương thứ hai, được trở về Huế là trở về với mái ấm, với tình yêu thương ấm áp của bố.

Chia tay chị Tố Hải khi nắng vàng đã tắt, một mùa thu với bao hoài niệm chen vào những ký ức khó quên. Tôi trở về nhà sau một ngày dài, nằm thiếp đi mà lòng còn day dứt. Bởi cuộc chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm rồi mà những nỗi đau mất mát vẫn chưa nguôi. Tôi càng thấm thía hơn cái giá hoà bình thống nhất mà đất nước chúng ta phải trả, biết bao xương máu của các anh hùng liệt sĩ đã hòa tan vào trong đất.

  Bài, ảnh: Ngọc Kiêm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Câu chuyện Hương Thủy Cung đình Trà

Kinh đô Huế, nơi từng là trái tim của triều Nguyễn, Thái Y Viện không chỉ là nơi chăm sóc sức khỏe cho các vị vua mà còn là một kho tàng tri thức về y học cổ truyền.

Câu chuyện Hương Thủy Cung đình Trà
Xúc động Chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca bất diệt" tại Quảng Trị

Tối 11/8, tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và địa điểm Bến thả hoa ở bờ nam sông Thạch Hãn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt” nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ và 70 năm ký Hiệp định Geneva lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Xúc động Chương trình nghệ thuật Bản hùng ca bất diệt tại Quảng Trị
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Biểu diễn nghệ thuật dưới mưa

Cơn mưa nặng hạt tối 9/6 đã khiến buổi biểu diễn của nhóm nhảy Double Impro đến từ Wallonie Bruxelles, Bỉ ở sân khấu Bia Quốc học chậm đi vài phút. Nhưng bên dưới sân khấu, cả ngàn khán giả vẫn đợi nghệ sĩ bước ra sàn diễn.

Biểu diễn nghệ thuật dưới mưa
Tách bạch câu chuyện giá điện

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024 thay thế cho Quyết định 24/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 30/6/2017.

Tách bạch câu chuyện giá điện

TIN MỚI

Return to top