ClockThứ Tư, 15/09/2021 15:27

Đừng tập hư cho trẻ

Từ khi ba mẹ sinh đứa thứ hai, cu T. được gửi về quê để ông bà nội chăm sóc, nuôi dưỡng. Từ đó đến nay, đã hơn 6 năm. T. bây giờ đã là học sinh lớp 3. Lúc mới về ở với ông bà nội cu cậu nói còn chưa rõ tiếng, lại lai giữa giọng Huế và miền Nam nên cứ lơ lớ rất khó nghe.

Bây giờ thì nó nói đặc sệt giọng Huế. Sống ở đây lâu ngày đôi lúc nó còn quên cả ba mẹ. Cũng vì gia cảnh khó khăn nên từ khi giao nó cho ông bà, chỉ thấy ba nó thỉnh thoảng một hai năm có tạt qua nhà thăm mỗi khi có công trình ở Huế. Còn mẹ nó từ dạo đó đến nay chưa một lần trở ra thăm con. Nhiều lúc tôi hỏi có nhớ ba mẹ không, nó không nói mà chỉ lắc đầu.

Thiếu thốn tình yêu thương cha mẹ nên nó khó có điều kiện phát triển bình thường. Hơn nữa, ông bà nội cũng là dân lao động, ông thì đam mê nhậu, bà lại mê số đề. Sống trong môi trường thế thành ra nó cũng không được dạy dỗ đàng hoàng.

Hôm rồi, thấy nó mặc áo đồng phục với quần đùi chạy hớt hải qua nhà, tôi kêu lại hỏi có chuyện gì thì nó bảo "đi đánh số cho mệ cả hết giờ". Vì đang học online nên mặc áo đồng phục. Nhìn bộ dạng của nó tôi suýt bật cười, nhưng cũng không khỏi xót xa.

Người hàng xóm thông tin, chiều nào bà nội cũng sai nó đi đánh số. Bà ngại ra xóm sợ gặp người quen nên thường xuyên sai nó đi. Tôi hỏi cháu có biết số là gì không, nó chỉ bảo là "bà nội nói đi đánh số, chiều trúng bà cho tiền". Vậy là đứa trẻ đó cứ chiều chiều lại háo hức chờ được sai vặt.

Tôi không rõ T. được bà cho bao nhiêu tiền khi trúng số đề mà chỉ thấy hôm nào cũng có người đến nhà thu nợ. Đến nỗi cái hàng tạp hoá bé tí cũng chõng chơ, trống hoắc vì tiền bán được đã dùng để đánh số đề và trả nợ.

 Dù chỉ cách nhau một nhà nhưng vợ chồng tôi lu bu công việc từ sáng đến tối, không mấy khi trò chuyện. Thế nhưng, thỉnh thoảng bà cũng sang mượn tiền. Ban đầu chúng tôi cũng cả nể, lại thương tình nuôi cháu nhỏ rồi cho mượn. Lâu dần nợ cũ không trả, nợ mới chồng thêm. Chúng tôi cũng ngại đòi nên khoản nợ cứ kéo ra.

Bây giờ bà không mượn nữa, cũng có thể ngại nợ cũ chưa trả - là tôi đoán thế, nhưng lại sai cu T. sang mượn. Lúc này thì tôi không nhân nhượng nữa và từ chối thẳng. Tất nhiên là chỉ nói với trẻ con cứ về, chúng tôi sẽ nói chuyện với người lớn. Từ sau bữa đó, bà cạch luôn nhà chúng tôi, cũng không cho T. sang chơi nữa.

Ban đầu không thấy cu T. sang nhà mỗi khi đi làm về, tôi cũng lấy làm lạ, nhưng rồi cũng hiểu ra và cũng có chút buồn. Nhưng điều làm tôi tiếc và lo hơn là tương lai của T.  Mới tí tuổi đầu đã bị bà tập hư như thế, liệu sau này có thể trở thành công dân tốt? Không biết ba mẹ nó ở phương xa có thấu tình cảnh này?

Linh Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sân chơi cho trẻ ngày hè

Hàng ngàn đầu sách hay cùng với không gian đọc sách đầy màu sắc, thông thoáng của Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã cuốn hút những bạn đọc nhí trong suốt cả mùa hè.

Sân chơi cho trẻ ngày hè
Đảm bảo an toàn cho trẻ khi tổ chức dạy hè

Dịp hè, nhiều cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) tổ chức dạy hè theo nhu cầu của phụ huynh. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong dịp hè được thực hiện như chính khóa, có quản lý, chỉ đạo chặt chẽ của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi tổ chức dạy hè
Chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào mùa hè

Để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro đuối nước, tai nạn giao thông, hỏa hoạn, mắc, hóc dị vật…, nhiều phụ huynh đã chủ động trang bị các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích để bảo vệ con em mình.

Chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào mùa hè
Thêm không gian vui chơi cho trẻ

Gần đây, trên địa bàn TP. Huế, nhiều điểm vui chơi cho trẻ được mở ra, tạo thêm không gian sống bổ ích giúp các em vừa có nơi vui chơi thỏa thích, vừa phát triển tư duy.

Thêm không gian vui chơi cho trẻ

TIN MỚI

Return to top