ClockThứ Sáu, 23/04/2021 16:09

Giảm nghèo đa chiều

TTH - Lâu nay, khi xem xét hộ nghèo và tập trung giải pháp giảm nghèo, tiêu chí thu nhập thường được chú trọng nhất. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững, đa chiều, đưa chất lượng cuộc sống người dân lên mức cao hơn, còn cần đẩy mạnh giải quyết chỉ số thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản.

Phát triển sinh kế để giảm nghèo bền vữngXóa nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc

Việc làm là một chiều tiếp cận mới về dịch vụ xã hội cơ bản được bổ sung vào tiêu chí giảm nghèo đa chiều

Hướng đến đủ vật chất và tinh thần

Tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị và khu vực nông thôn vẫn còn sự chênh lệch. Trong tổng số 10.871 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,45%, khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 1,75% và khu vực nông thôn chiếm 4,85%. Về hộ cận nghèo, có 13.434 hộ, tỷ lệ: 4,27%, khu vực thành thị chiếm 2,34%, khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 5,84%.

Rõ nét nhất là ở khu vực thành thị, mức sống của người dân khá cao, được hưởng thụ những tiến bộ, văn minh của xã hội, có môi trường sống, làm việc đủ đầy, hiện đại. Những điều kiện này kéo theo số hộ nghèo, cận nghèo khu vực này giảm thấp. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo ở TP. Huế năm 2020 là 1,36%, TX. Hương Thủy 2,11%, TX. Hương Trà 2,65%; trong khi ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, như huyện miền núi A Lưới có tỷ lệ hộ nghèo 14,82%, Nam Đông 4,6%, Quảng Điền 4,43%. Tuy vậy, so với những năm trước, tỷ lệ này đã giảm rất lớn và rút ngắn khoảng cách đáng kể giữa các vùng.

Theo đại diện Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, thời gian qua, các mục tiêu giảm nghèo được đẩy mạnh thực hiện, bao phủ hầu hết các lĩnh vực: đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tín dụng, dạy nghề, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục, nâng cao mức sống cho một số đối tượng yếu thế, tăng cường nhân lực thực hiện công tác giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội... Nhờ đó, góp phần giảm nghèo bền vững, giải quyết toàn diện trên các lĩnh vực để cải thiện các chỉ số thiếu hụt về thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đến cuối năm 2020, có 58.803 đối tượng bảo trợ xã hội được trợ cấp với kinh phí 21,5 tỷ đồng/tháng; trợ cấp ưu đãi cho 18.491 người có công, với kinh phí 29,6 tỷ đồng/tháng. Hàng năm tạo việc làm mới cho hơn 16.500 lao động; ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho hơn 500.000 người; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98,6%. Giai đoạn 2016-2020 có hơn 118.500 hộ dân thuộc các đối tượng theo quy định được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội với tổng dư nợ hơn 2.800 tỷ đồng.

Tăng cấp độ, tiêu chí giảm nghèo

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 07 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; trong đó, năm 2021 tiếp tục thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020; giai đoạn 2022 - 2025, kế thừa và phát triển chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 ở một cấp độ, mức độ cao hơn.

Cụ thể, nâng tiêu chí về thu nhập, khu vực nông thôn từ 700 nghìn đồng/người/tháng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng, khu vực thành thị từ 900 lên 2 triệu đồng/người/tháng.

Tăng chiều tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản từ 5 chiều lên 6 chiều, bổ sung chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm. Sửa đổi, bổ sung các chỉ số đo lường các chiều thiếu hụt về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin và người phụ thuộc trong hộ gia đình.

Một điểm mới, rất khác biệt so với chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 là việc xác định một hộ nghèo, cận nghèo phải đáp ứng cả 2 tiêu chí thiếu hụt về thu nhập và các chiều dịch vụ xã hội cơ bản. Đây là vấn đề mấu chốt, đảm bảo phù hợp với phương pháp luận, bản chất nghèo đa chiều và khắc phục những hạn chế trong việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng như việc triển khai thực hiện chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều theo Nghị quyết 71 của Chính phủ.

Trong tổng số 10.871 hộ nghèo, có 10.728 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, chiếm tỷ lệ 98,7% và 143 hộ nghèo do thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (hay gọi là hộ nghèo đa chiều), chiếm tỷ lệ 1,3%.

Đương nhiên, một khi thiếu hụt về thu nhập chắc chắn bao hàm và kéo theo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Nên, mấu chốt vẫn là tập trung các giải pháp, chương trình dự án để đảm bảo tiêu chí về thu nhập, tăng đời sống vật chất để phát triển các dịch vụ xã hội, hỗ trợ nâng cao đời sống tinh thần. Thời gian tới, dựa trên tình hình, điều kiện thực tế của địa phương để triển khai triển khai thực hiện lồng ghép cùng các phong trào, như: “Thừa Thiên Huế chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn hoá”, “Cựu chiến binh thi đua làm kinh tế giỏi”..., nhằm đa dạng nguồn lực hỗ trợ người nghèo thoát nghèo; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh năm 2021 là 0,4% và giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều đến cuối năm 2025 xuống còn từ 2% - 2,2%.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế
Return to top