ClockChủ Nhật, 16/06/2024 08:03

Muốn đưa tin học Huế vươn xa

TTH - Với dự án website chấm bài trực tuyến (Quốc Học Huế Online Judge - OHHOJ), Tôn Thất Nhật Minh và Phan Bình Nguyên Lâm (cùng học lớp 12 Tin, Trường THPT chuyên Quốc Học Huế) đã xây dựng một nền tảng trực tuyến nhằm nâng cao phong trào học tin học của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong cách thiết kế Hàn Quốc: Thanh lịch & trẻ trungTranh khảm Mosaic hấp dẫn giới trẻ

 Các em THCS làm bài thi trên website QHHOJ tại kỳ thi Tin học trẻ Thừa Thiên Huế 2024

Tham dự kỳ thi Tin học trẻ Thừa Thiên Huế 2024 diễn ra vào tháng 5 vừa qua, nhiều học sinh ấn tượng khi lần đầu được thi và chấm điểm trên nền tảng QHHOJ. Giao diện đơn giản, dễ hiểu của nền tảng này đã giúp các em tự tin hoàn thành tốt bài thi của mình.

Việc góp mặt tại kỳ thi Tin học trẻ Thừa Thiên Huế là thành công bước đầu của QHHOJ, hệ thống online judge chính thức của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, được xây dựng dựa trên các dự án mã nguồn mở DMOJ và VNOJ. Theo Nhật Minh, QHHOJ được tạo ra với mục đích phục vụ cho việc dạy và học môn tin học tại Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, cũng như hướng tới mở rộng thành một sân chơi lớn dành cho học sinh ở khu vực miền Trung và trên khắp cả nước với hệ thống bài tập phong phú từ nhiều nguồn khác nhau.

“Trước đây, việc giao và nộp bài tập đều được thông qua nền tảng Google Drive hoặc Facebook, các bài tập sẽ được chấm một lần duy nhất ở trên máy tính của giáo viên. Chúng em thấy cách làm này rất khó quản lý bài tập cũng như lưu trữ bài tập cho các khóa sau. Vì vậy, chúng em nhận thấy việc tạo ra một nền tảng online judge là vô cùng cần thiết”, Nguyên Lâm chia sẻ.

 Tôn Thất Nhật Minh

Hệ thống QHHOJ đã khắc phục những khó khăn của cách làm cũ khi hỗ trợ giao nộp bài trực tuyến ngay trên website, giáo viên có nhiều tùy chọn về cách thức chấm bài. Ngoài ra, sau khi kết thúc các kỳ thi, các bài nộp của học sinh sẽ được lưu trữ trực tuyến, học sinh có thể tiếp tục làm và được chấm bài tự động để phục vụ mục đích luyện tập. “Với cách quản lý như trên, học sinh có thể xem được các bài trước đó, thấy được những bài mình đã làm, chưa làm và chưa làm được. Điều này cũng tạo thuận lợi cho giáo viên theo dõi tiến độ học tập của các em để có những hướng dẫn và đánh giá phù hợp”, thầy Nguyễn Quang Thuận, giáo viên môn tin học Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cho biết.

Để hoàn thiện cho dự án của mình, Nhật Minh và Nguyên Lâm đã tự mày mò, tìm hiểu về các mã nguồn mở, các tài nguyên trên internet. Các em đồng thời dựa vào kiến thức mà bản thân đã học và sự hỗ trợ của các giáo viên để khắc phục các vấn đề xảy ra trong suốt quá trình vận hành website. Dù đôi lúc gặp khó với những sai sót về mặt kỹ thuật nhưng khi thấy các bạn học sinh sử dụng trang web để học tập, Nhật Minh và Nguyên Lâm lại có động lực để tiếp tục phát triển dự án.

“Đây là dự án tâm huyết chúng em dành nhiều công sức để xây dựng và phát triển. Chúng em hy vọng dự án này sẽ giúp ích nhiều cho sự phát triển của bộ môn tin học của tỉnh được thể hiện qua thành tích đạt được trong các kỳ thi trong nước. Trang web là một kho tài liệu học tập khổng lồ, là nền tảng để các bạn có thể ôn luyện kiến thức cho các kỳ thi lớn như kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, cũng như giúp giáo viên tổ chức các bài kiểm tra online được chấm điểm nhanh và dễ dàng hơn”, Nhật Minh bộc bạch.

Với những thành công bước đầu, hai nam sinh dự kiến tiếp tục hoàn thiện dự án để phục vụ cho hai sự kiện lớn diễn ra vào mùa hè này. “Chúng em dự định sẽ tổ chức kỳ thi giao lưu lập trình thi đấu dành cho các bạn học sinh cấp 2 và cấp 3 trên địa bàn tỉnh vào tháng 7. Sau đó, chúng em sẽ số hóa và đưa vào website các bài tập kinh điển và các đề thi trong một số sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chuyên tin, phục vụ cho dạy và học trong năm học mới”, Nhật Minh nói.

Đăng Trình
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Check-in “tọa độ” mới

Ngày nghỉ, dịp cuối tuần hay những lúc rảnh rỗi, giới trẻ lại có thói quen tìm những “tọa độ” mới để bổ sung cho mình bộ sưu tập ảnh sống ảo. Thay vì bỏ công tìm những địa điểm vui chơi xa, gần đây, nhiều bạn trẻ chuyển hướng lựa chọn các điểm ăn uống, vui chơi, mua sắm để check-in ngay trong thành phố.

Check-in “tọa độ” mới
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Đừng lạm dụng tiếng lóng

Cuối tuần, cô cháu gái khoe, lớp con tổ chức hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Ngôn ngữ của tuổi teen”. Ý tưởng này khá hay và được rất nhiều phụ huynh đồng tình, khi thực trạng sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “tự chế” của học sinh ngày càng phổ biến.

Đừng lạm dụng tiếng lóng
Ăn khuya ở Huế

Khi đồng hồ điểm những giây phút chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới, ở nhiều góc phố của xứ Huế vẫn nhộn nhịp khách ăn khuya. Những vị khách ấy đa phần là người trẻ, sinh viên, người đi du lịch đã góp phần làm cho góc phố của Huế không còn ngủ sớm.

Ăn khuya ở Huế

TIN MỚI

Return to top