ClockThứ Ba, 19/03/2019 20:19

Nắng nóng, oi bức sẽ nhiều hơn mọi năm

TTH.VN - Chưa năm nào người dân Huế phải đón một mùa xuân chẳng khác gì mùa hè. Nắng nóng kéo dài từ trong Tết Nguyên đán đến nay, chỉ có một vài đợt se lạnh, nhưng không ăn thua. Ngay giữa mùa xuân mà nhiều người nghe tiếng ve kêu, nhiều nhà lẫn công sở phải bật điều hòa, máy quạt công suất lớn liên tục, chạy xe ra đường phải bịt kín...

Nắng nóng kỷ lục tại Australia, bang Victoria thành “lò nướng”Nắng nóng giữa mùa đông khiến hoa mai nở rộBiến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết cực đoanNắng nóng gây bất lợi tôm nuôi

Nắng nóng bất thường kéo dài từ trong Tết Nguyên đán đến nay, chỉ có một vài đợt se lạnh nhưng không ăn thua. Trong ảnh, một nhóm công nhân lao động trên đường phố dưới cái nắng khá gay gắt

Thời điểm này những năm về trước, thời tiết Huế vẫn còn mưa lạnh, với tiết trời đúng nghĩa mùa xuân. Nhưng năm nay ngược lại hoàn toàn: nắng bắt đầu từ khá sớm, làm đảo lộn cuộc sống của người dân, đặc biệt các lao công làm việc ngoài trời. Chỉ có một vài đợt se lạnh, nhưng không đáng kể.

Nhiều người dân Huế cho hay, thay vì đi dạo, vui chơi ngoài trời với không khí mát mẻ như những năm trước thì năm nay gần như không dám ra đường nhiều. Ai cũng có chung một nhận định mùa đông vừa qua lượng mưa thấp chưa từng có, trong khi nắng nóng kéo dài là hiện tượng thời tiết bất thường. “Tôi nhớ không nhầm thì những năm trước ra đường mùa này còn phải mang áo ấm, nhưng lạ kỳ trời chuyển đông năm trước sang xuân năm nay chẳng khác gì mùa hè đúng nghĩa. Nắng nóng gay gắt, người cảm giác rất khó chịu. Vì thế mà cũng hạn chế ra ngoài nếu không có việc gì” – bà Nguyễn Thị Si (đường Bà Triệu, TP. Huế) nói.

Bên ngoài các đường phố, nhiều người phải bịt kín từ đầu đến chân để chống chọi với nắng. Trong khi đó những vì đặc thù công việc phải lao động, mưu sinh ngoài trời thì tỏ ra chật vật khi đối diện với thời tiết bất thường. Dù cố gắn che kín nhưng vẫn lộ rõ sự mệt mỏi, đen sạm thể hiện rõ trên khuôn mặt của họ.

Cảm nhận rõ ràng nhất của nắng nóng là những công nhân, thợ xây đang thi công những công trình đường sá, nhà cửa. Mặc dù thời tiết có lợi cho việc xây dựng, thi công nhưng đổi lại họ khá mệt mỏi, phải nghỉ xả hơi nhiều lần, mồ hôi tầm tả khi đối diện với đợt nắng giữa mùa xuân. “Mọi năm thời điểm này có khi còn chưa xây dựng chi được vì mưa lạnh, năm nay thì khác khi nắng nóng đến sớm vừa thuận tiền nhưng cũng là nỗi ám ảnh đối với người lao động như chúng tôi” – thợ xây Nguyễn Văn Lành (thi công một công trình trên đường Nguyễn Công Trứ, TP. Huế) nói với giọng mệt mỏi trong lúc nghỉ hồi sức.

Diễn biến của nắng nóng năm nay được xem là bất thường. Trong ảnh, một người đàn ông đạp xích lô chở hàng hóa trên đường Lê Lợi giữa trưa, trong khi đó gần nhưng vắng bóng người đi đường

Trong khi đó, nhiều nhân viên làm việc văn phòng dù được cho là “dễ thở” hơn những vẫn phải bật máy điều hòa với công suất lớn để giảm nhiệt. Chị Hồng Phương – nhân viên văn phòng làm việc cho công ty bảo hiểm có trụ sở trên đường Lý Thường Kiệt, TP. Huế cho hay, khi nào cũng bật điều hòa để không khí mát mẻ. Thế nhưng thời điểm này phải hạ nhiệt độ xuống vì thời tiết oi bức, quá nóng.

Nhận định về thời tiết bất thường này, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh nói rằng, thông thường tháng Giêng âm lịch vẫn là tháng chính đông, trời vẫn còn rét và mưa, nhưng năm nay các đợt không khí lạnh rất yếu và không ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh, kéo theo nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 3 – 4 độ C. Mặc dù chưa xuất hiện nắng nóng (>35 độ C) nhưng số ngày xảy ra nhiệt độ trên 30 độ C khá nhiều và không mưa nên tình trạng oi bức gay gắt vì thế cũng nhiều hơn mọi năm. Do biến đổi khí hậu kết hợp Hiện tượng El Nino có cường độ yếu đã xuất hiện nên thời tiết có sự biến đổi thất thường, tiếp tục tồn tại trong các tháng tiếp theo.

“Mùa hè năm nay, dự báo lượng mưa thấp và nhiệt độ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm và kéo dài hơn trung bình nhiều năm, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 – 40 độ C. Năm 2019 nắng nóng kéo dài đến đầu tháng 09/2019”, ông Hùng nhận định.

Với diễn biến khó lường đó, ông Hùng cũng cảnh báo người dân cần chú ý và đề phòng nguy cơ giông lốc sét và mưa đá, nhất là các giai đoạn chuyển mùa. Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô. Bên cạnh đó, thực hiện việc nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn, đào ao trữ nước... 

Ngoài ra, cũng cân đối để bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống lúa phù hợp, bảo đảm hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước. Tăng cường sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng...

Tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô

Trước tình hình diễn biến thời tiết bất thường như thế, ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết UBND tỉnh cũng như các ban ngành liên quan đã có giải pháp chủ độnh phòng chống hạn, mặn. Theo đó, thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm…) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2019.

Ngoài ra, kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, cân đối để bố trí cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống phù hợp, bảo đảm hạn chế tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… Bên cạnh đó, tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên còn lại sau mùa mưa cũng như từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

Bài, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thời tiết ngày 22/11: Mưa to diện rộng tại Trung Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, với lượng mưa phổ biến từ 100-200 mm, cục bộ có nơi trên 300 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6giờ).

Thời tiết ngày 22 11 Mưa to diện rộng tại Trung Trung Bộ
Thời tiết ngày 21/11: Trung Bộ có mưa dông rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120 mm, cục bộ có nơi trên 180 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6 giờ).

Thời tiết ngày 21 11 Trung Bộ có mưa dông rất to
Thời tiết ngày 12/11: Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Bắc, gió giật cấp 12

Lúc 4 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102 km/giờ), giật cấp 12. Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10-15 km/giờ.

Thời tiết ngày 12 11 Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Bắc, gió giật cấp 12
Return to top