ClockThứ Tư, 22/09/2021 15:50

Người tổ trưởng tận tâm

TTH - Gắn bó gần 10 năm với vai trò là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), chị Nguyễn Thị Lỵ, tổ dân phố 7, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy đã trở thành cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng chính sách về với các hội viên.

Vốn giải quyết việc làm: Trợ lực giúp người dân A Lưới vượt khóDoanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để “sinh tồn”Không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách

Chị Nguyễn Thị Lỵ đến từng hộ thu tiền hàng tháng

Năm 2013, chị Nguyễn Thị Lỵ được 100% các tổ viên trong tổ tin tưởng, tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ TK&VV, đại diện cho Tổ TK&VV ký hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH thị xã Hương Thủy. Thời gian đầu mới làm tổ trưởng, chị Lỵ gặp không ít khó khăn do chưa có phương pháp, kinh nghiệm trong tuyên truyền để các hộ nghèo, gia đình chính sách thay đổi tư duy về vay vốn phát triển kinh tế. Chị Lỵ đã tích cực tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay của NHCSXH, chủ động học tập kinh nghiệm từ các tổ trưởng tổ TK&VV khác; từ đó chị dần tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công việc.

Chị Lỵ chia sẻ, với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn để làm ăn thì việc tiếp cận nguồn vốn NHCSXH khá thuận lợi. Tuy nhiên, ở trong tổ dân phố có rất nhiều hộ khó khăn có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm vượt qua khó khăn. Để các hộ trong tổ có nhu cầu vay vốn đều được tiếp cận nguồn vốn NHCSXH với lãi suất ưu đãi và thời gian vay phù hợp theo từng phương án sản xuất kinh doanh, bản thân luôn chủ động tìm hiểu, nắm bắt đầy đủ các chủ trương, chính sách, tranh thủ các nguồn vốn NHCSXH, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm được phân bổ về tổ để kịp thời thông báo đến hội viên đồng thời thực hiện họp tổ và bình xét cho vay đảm bảo theo quy định của NHCSXH.

Hàng tháng, định kỳ vào ngày 28, tổ đều tiến hành họp thống nhất các phương án hoạt động. Ngoài việc triển khai thu lãi, thu tiết kiệm, buổi họp còn trao đổi về các kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt. Nhiều mô hình kinh tế mới cũng bắt đầu manh nha hình thành từ các buổi họp như thế, hội viên cũng mạnh dạn vay vốn làm ăn và xin vay vốn chứ không còn chần chừ như trước

Hiện nay, Tổ TK&VV do chị Lỵ quản lý có 50 tổ viên, với dư nợ toàn tổ là hơn 1,6 tỷ đồng, các tổ viên trong tổ chị Lỵ quản lý đều thực hiện nghiêm túc cam kết nộp lãi và tiền gửi hàng tháng, 100% hộ vay vốn thực hiện gửi tiết kiệm đều đặn hàng tháng; do đó đến kỳ hạn trả nợ gốc các hộ đều thực hiện đảm bảo, không có phát sinh nợ quá hạn và lãi tồn đọng.

Không chỉ là người tổ trưởng tậm tâm, chị Lỵ còn là tấm gương vượt khó thoát nghèo. Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ khó khăn, quanh năm làm lụng vất vả nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo khó. Năm 2016, chị được tiếp cận nguồn vốn vay cho hộ mới thoát nghèo từ NHCSXH với số tiền 50 triệu đồng. Chị sử dụng nguồn vốn vay được để đầu tư mua 200 con gà; số còn lại chị mua 4 con bò để chăn nuôi. Đến nay, đàn bò phát triển với gần 18 con. Chị đã bán một số con để sửa sang lại nhà cửa, kinh doanh thêm hàng tạp hóa và trả nợ 50 triệu đồng vay từ NHCSXH.

Bà Hoàng Mi, Chủ tịch Hội LHPN phường Thủy Lương chia sẻ, nhờ sự nhiệt tình trong công việc và gắn bó với từng hội viên, chị Lỵ đã làm cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách một cách hiệu quả đến từng tổ viên. Tổ của chị Lỵ là một trong những tổ tiêu biểu của phường trong phát triển kinh tế. Dẫu biết rằng, làm tổ trưởng tổ TK&VV là công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, gặp không ít khó khăn nhưng những cống hiến của chị Lỵ luôn được tổ viên, UBND phường ghi nhận. Những năm qua, chị luôn nhận được nhiều giấy khen của các cơ quan, đơn vị về những đóng góp của mình.

Trong thời điểm dịch COVID-19 hiện nay, chị Lỵ tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch do Hội LHPN phát động, tuyên truyền hộ vay thực hiện theo các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch.

“Nhờ có những người tổ trưởng tâm huyết, tận tụy như chị Nguyễn Thị Lỵ đã góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong tổ, phường có được cuộc sống ấm no” bà Mi khẳng định.

Bài, ảnh: Loan Tình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Tiết kiệm để giúp hộ nghèo

Sau hơn 1 năm phát động, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) tiết kiệm ít nhất một ngày 1.000 đồng để giúp đỡ hộ nghèo” đã và đang lan tỏa ở các cơ quan, đơn vị tại huyện Phú Lộc.

Tiết kiệm để giúp hộ nghèo
Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian

Cùng với việc triển khai có hiệu quả ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số, BHXH tỉnh đồng thời thực hiện kết nối, tích hợp tài khoản định danh điện tử (VNeID) trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian
Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8.000 tỷ USD

Theo báo cáo vừa được Liên minh Tăng cường hiệu quả làm mát của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) công bố, thị trường làm mát ở các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 300 tỷ USD/năm hiện nay lên ít nhất 600 tỷ USD/năm vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực làm mát dự kiến sẽ diễn ra ở châu Phi - nơi thị trường sẽ tăng gấp 7 lần, và ở Nam Á - nơi sẽ tăng gấp 4 lần về quy mô.

Giải pháp làm mát bền vững có thể giúp các nền kinh tế đang phát triển tiết kiệm 8 000 tỷ USD
Vốn giải quyết việc làm: Vốn đúng, trúng người

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) là một trong những kênh tín dụng ưu đãi giúp người dân có thêm “cần câu” để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Vốn giải quyết việc làm Vốn đúng, trúng người
Return to top