ClockChủ Nhật, 18/04/2021 11:46

Người trẻ đam mê vải ký: Rẻ mà thời trang

TTH - Chỉ mất 15 nghìn đồng cho một tấm vải có hoa văn bắt mắt, 50 nghìn đồng tiếp theo để may theo ý tưởng của riêng mình, vậy là có ngay một chiếc áo vô cùng xinh xắn. “Đẹp – độc – lạ” là lý do để các bạn trẻ tìm đến vải ký để tự “lên” cho mình những bộ cánh thời trang vừa xinh đẹp, vừa bắt mắt, lại tuyệt đối không đụng hàng, và quan trọng nhất, là giá vô cùng “hạt dẻ”.

Vải ký - lựa chọn của nhiều bạn trẻ

“Đẹp - độc - lạ”

Có rất nhiều người tìm đến với vải ký, từ các bà, các mẹ, các chị, và đương nhiên phải kể đến một bộ phận không nhỏ là những bạn trẻ - những người luôn có “gu” thời trang mới và lạ. Không cần phải tốn thật nhiều tiền, nhưng lại muốn có một chiếc áo vừa đẹp, vừa độc đáo, lại không đụng hàng khi “lướt” trên phố, cô bạn Mai Anh đã tìm đến một tiệm vải ký trên đường Mai Thúc Loan để săn lùng những thước vải ưng ý.

Buổi trưa êm êm nắng, phố tuy vắng người, nhưng trong tiệm vải ký vẫn có rất nhiều người tới lui lựa vải. Mai Anh đang “xới” trong đống vải để tìm một mảnh vừa ý nhất để may chân váy. Vải ký không nguyên cây, nguyên khúc như ở những sạp vải khác, vải ở đây mỗi mảnh rời rạc đôi khi dài vài mét, có khi chỉ ngắn vài tấc, đủ gói ghém may một chiếc áo

croptop tay ngắn hở eo. Mai Anh học về thiết kế, cô có “gu” thẩm mỹ rất tốt. Vốn yêu thích thời trang, lại có ưu thế về ngành học, cô thích tự thiết kế riêng cho mình những mẫu áo độc đáo, mới lạ, sau đó tìm đến những tiệm vải ký để chọn lựa những mảnh vải phù hợp.

Tính cách sôi nổi, năng động nên cô bạn Ngọc Châu thích áo quần có những họa tiết độc đáo, phá cách. Châu thường săn lùng ở các tiệm vải ký để tìm những mảnh vải có hoa văn mà mình yêu thích. Những mảnh vải có họa tiết lạ lẫm, màu sắc sinh động bao giờ cũng “níu” lấy đôi bàn tay cô gái nhỏ.

Cô bạn cũng chia sẻ “bí kíp” khi đi chọn vải ký. “Phải nhìn thật cẩn thận, để không mua nhầm vải bị dính bẩn, bị lem màu hoặc bị lỗi vải. Nếu không đã mất thời gian, còn phải tốn tiền oan”. Châu nói. Vậy nên, người thích sử dụng vải ký, cũng cần có con mắt tinh tường.

Ít tốn kém

Không chạy theo thời trang tự thiết kế, cũng không đam mê những hoa văn độc đáo lạ mắt mà thường chỉ ở những tiệm vải ký mới có được, cô bạn Minh Nga chọn lựa vải ký để may quần áo với lý do rất đơn giản là giá thành quá rẻ. Chưa kể, dáng người tròn trịa, lại không được cao, khiến Minh Nga khó mặc những quần áo may sẵn, dù là hàng thiết kế ở những shop quần áo “xịn xò”. Lúc đầu, Nga cũng mua vải ở các tiệm vải nguyên cây, nguyên khúc. Rồi một lần theo chân người bạn đi lựa vải ký, vậy là từ đó “sang ngang”. Minh Nga đã trở thành khách hàng quen thuộc của nhiều tiệm vải ký trong thành phố.

Theo chân Nga đi may đo quần áo giữa trưa vàng ươm con nắng. Men theo con đường Huỳnh Thúc Kháng, qua đường Đào Duy Anh, tiệm may nho nhỏ nằm khiêm tốn ngay bên đường, đối mặt là cây đa già in bóng xuống dòng Bao Vinh xanh ngắt. Nga cho biết, tiệm may ở đây tuy nhỏ, nhưng rất đắt khách. Lần nào may cũng hơn 10 ngày mới có. Giá thành ở đây rất rẻ, một chiếc váy chỉ có giá 70 nghìn đồng, áo sơ mi chỉ 50 nghìn đồng. Dù giá rẻ, nhưng đường kim mũi chỉ lại vô cùng sắc sảo nên rất được lòng khách. “Có đôi khi chọn được khúc vải ưng ý, chỉ tốn 20 nghìn, thêm tiền may 50 nghìn, mình có ngay chiếc áo sơ mi giá 70 nghìn vừa đẹp, mặc vừa người và quan trọng là một “phiên bản” duy nhất, tuyệt đối không hề đụng hàng.

Vải ký có giá rẻ, người bán thường bán theo lạng. Một lạng thường có giá từ 10 – 20 nghìn đồng. Đó là lý do vì sao một chiếc áo vô cùng thời trang, đôi khi chỉ mất mươi nghìn tiền vải. Một chủ của hàng vải ký cho biết, vải của chị chủ yếu là nhập về từ Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan.

Theo Ngọc Châu, thời trang luôn dịch chuyển không ngừng, một chiếc váy chỉ mặt đôi ba lần là “xếp xó”. Nhất là những người trẻ như cô, thích sống ảo, mê post ảnh khoe bạn bè. Vậy nên, một chiếc đầm dù đẹp đến mấy cũng chẳng thể mặc mãi.

Khoe bộ váy chỉ mất 40 nghìn tiền vải bằng chất liệu mềm mại, họa tiết lại đẹp mắt, Mai Anh cho biết, đây là kết quả cô phải mất cả một buổi lùng xục ở tiệm vải quen. Rồi còn phải mất thêm thời gian đi về hai lượt tới tiệm may mà mình là khách “ruột” để may đo cho vừa dáng. Tốn thời gian, bù lại giá thành rẻ, chỉ mất 110 nghìn đồng cho một chiếc váy đẹp xuất sắc, nên cô bạn vẫn vô cùng thỏa mãn. Vậy nên, cho đến giờ, Mai Anh vẫn là tín đồ của những cửa hàng vải ký trong thành phố.

Bài, ảnh: LÊ HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Check-in “tọa độ” mới

Ngày nghỉ, dịp cuối tuần hay những lúc rảnh rỗi, giới trẻ lại có thói quen tìm những “tọa độ” mới để bổ sung cho mình bộ sưu tập ảnh sống ảo. Thay vì bỏ công tìm những địa điểm vui chơi xa, gần đây, nhiều bạn trẻ chuyển hướng lựa chọn các điểm ăn uống, vui chơi, mua sắm để check-in ngay trong thành phố.

Check-in “tọa độ” mới
Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”

Tại giải thưởng Kiến trúc Xanh sinh viên năm 2024 – SGA 2024, Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế vinh dự có 2/19 đồ án được trao giải. Đồ án tốt nghiệp “OTT – Trường học ‘không tường’ – Không gian trải nghiệm hành trình xanh” của sinh viên Nguyễn Hoàng Nhật Quyên (sinh năm 2001) nhận được nhiều sự khen ngợi từ ban giám khảo và giành giải Nhì toàn quốc.

Nhật Quyên với “Trường học ‘không tường’”
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Đừng lạm dụng tiếng lóng

Cuối tuần, cô cháu gái khoe, lớp con tổ chức hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Ngôn ngữ của tuổi teen”. Ý tưởng này khá hay và được rất nhiều phụ huynh đồng tình, khi thực trạng sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “tự chế” của học sinh ngày càng phổ biến.

Đừng lạm dụng tiếng lóng
Ăn khuya ở Huế

Khi đồng hồ điểm những giây phút chuyển giao giữa ngày cũ và ngày mới, ở nhiều góc phố của xứ Huế vẫn nhộn nhịp khách ăn khuya. Những vị khách ấy đa phần là người trẻ, sinh viên, người đi du lịch đã góp phần làm cho góc phố của Huế không còn ngủ sớm.

Ăn khuya ở Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top