ClockThứ Sáu, 08/12/2023 11:16

Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1: Người anh, người đồng đội tình nghĩa

TTH - Khi làm phim “Huế - bản hùng ca Xuân 68”, tôi được các ông: Nguyễn Trung Chính và Phan Nam, lúc ấy đều là Thành ủy viên nằm trong Ban Chỉ huy cánh Bắc của Mặt trận Huế cho biết, tham gia “mở cửa Chánh Tây”, ngoài lực lượng tại chỗ, ta còn phái vào một cán bộ đặc công. Người đó tên là “Hiếu” nhưng họ là gì, quê quán ở đâu các ông không rõ. Mãi đến gần đây, trong một cuộc trò chuyện, khi nhắc đến nhân vật này, nguyên Bí thư Thành ủy Huế Nguyễn Văn Quang thốt lên: “Tôi vừa là đồng đội và là người em thân mến của anh Hiếu!”.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2: “Ươm mầm” ở miền biênDấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 1: Biên giới vững, nhà nhà chắc

 Nguyên Bí thư Thành ủy Huế Nguyễn Văn Quang và người thân viếng mộ Đại đội trưởng Đặc công Nguyễn Thanh Hiếu (Nguyễn Văn Chiến)

Đó là vào mùa đông của năm 1967, khi ấy tôi 19 tuổi được Thành ủy Huế cử đi học chính trị - quân sự cấp tốc tại Khe Trái - Hương Trà do Ban Chỉ huy cánh Bắc Mặt trận Huế tổ chức - ông Nguyễn Văn Quang mở đầu câu chuyện.

Vì là đảng viên trẻ, lại là cán bộ dân chính tham dự lớp học nên tôi được các anh yêu mến. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ tên các học viên, đó là các anh: Nguyễn Thanh Hiếu, Đại đội trưởng Đặc công; Lê Thanh Tùng, Đại đội trưởng Trinh sát; anh Lam, anh Lựu và anh Trì, Đại đội trưởng Bộ binh; anh Sở, Đại đội phó Trinh sát.

Lớp học tuy chỉ có 8 học viên nhưng lại có đến 5 giảng viên, chính trị do các anh ở Ban Tuyên huấn khu ủy Trị Thiên như: Trần Hoàn, Hồ Như Ý, Nguyễn Lê lên lớp; quân sự do anh ở Trung đoàn 6 như: Trần Chí Thành, anh Tam đảm nhận.

Hôm ấy tôi đến muộn, chính anh Nguyễn Thanh Hiếu đón và hỏi tôi:

- Em ở đơn vị nào, sao ăn mặc không giống ai vậy?

Tôi từ tốn đáp:

- Em ở Thành ủy từ đồng bằng Quảng Điền lên.

Do được triệu tập đi học đột xuất nên tôi không kịp mang theo các vật dụng cần thiết, trừ cây AK và hai bộ quần áo.

Có lẽ vì thương tôi nên đêm đó chính anh Nguyễn Thanh Hiếu đã treo và nhường võng của mình cho tôi nằm.

Hai chúng tôi trở thành anh em kết nghĩa từ đó.

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968, chúng tôi được giảng viên truyền đạt về đường lối cách mạng miền Nam, về tấn công và nổi dậy, nổi dậy để tấn công, về khởi nghĩa từng phần đến tổng công kích…

Là những người đều “trải qua trận mạc” nên chúng tôi thảo luận sôi nổi. Khi lên sơ đồ tác chiến về những phương án giả định, tôi nhiệt tình tham gia và được các anh khuyến khích nói rõ đặc điểm địa hình cũng như quy luật hoạt động của đối phương ở thành phố. Xin nói rõ, do giữ bí mật tuyệt đối nên chúng tôi không một ai biết thời gian cũng như mục tiêu cụ thể.

Thấy chúng tôi luôn bổ sung ý kiến cho nhau, anh em nhận xét vui: “bộ đôi Hiếu - Quang, một đen và già dặn trận mạc, chỉ huy giỏi, một trắng trẻo, thư sinh, mưu trí, thông thuộc ngõ ngách. Nếu kết hợp, quả là hoàn hảo!”.

Kết thúc lớp học, tôi được Chính ủy cánh Bắc Trần Anh Liên giao nhiệm vụ vào nội thành, chỉ huy Biệt động hoạt động hợp pháp ở đây đánh chiếm một điểm quan trọng. Còn anh Nguyễn Thanh Hiếu chỉ huy đơn vị tấn công từ ngoài vào (đơn vị anh Lê Thanh Tùng dự bị). Tôi và Hiếu thay mặt lớp học thề trước Đảng sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt được giao!

Khi đang ở Quảng Điền chuẩn bị, bất ngờ tôi nhận được lệnh lên chiến khu nhận nhiệm vụ khác. Đó là dẫn quân từ ngoài vào, còn anh Nguyễn Thanh Hiếu được phái vào nội thành nhận nhiệm vụ mới.

Trước khi chia tay, anh nói: “Mình tham gia nhiều trận, trận nào cũng vào trước ra sau may mà còn sống, chắc trận này mình vào Huế chiến đấu cùng Quang rồi!”.

Về Quảng Điền, anh Nguyễn Thanh Hiếu được đồng chí Nguyễn Trung Chính bố trí gặp nữ đảng viên mật Đặng Thị Chề. Hai người đóng vai vợ chồng và ngày 29 tết anh Hiếu theo chị Chề đến Hãng đồ gỗ của đảng viên mật Lê Hữu Trí gặp anh Võ Phước Toàn - Quận ủy viên Quận 2 hoạt động hợp pháp và trú tại đây. Dù an toàn nhưng tôi vẫn rất lo vì anh Hiếu không chỉ có nước da ngăm đen mà còn xâu lỗ tai, trong khi ở Huế cảnh sát, mật vụ dày đặc.

Tại đây, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phan Nam, anh Nguyễn Thanh Hiếu được giao phối hợp với anh Võ Phước Toàn có nhiệm vụ mở cửa Chánh Tây.

Để thực thi nhiệm vụ trọng yếu này, anh Hiếu được anh Toàn đưa đến nhà bà Võ Thị Thôi, một cơ sở hợp pháp nhà ở đường Thái Phiên - Tây Lộc để nhận vũ khí và chất nổ mà ông Nguyễn Trung Chính phối hợp với ông Phan Nam tổ chức đưa vào trước đó.

Còn tôi, được Chính ủy cánh Bắc Huế Trần Anh Liên giao nhiệm vụ dẫn Trung đoàn 6 áp sát, đợi cửa Chánh Tây mở cửa dẫn quân tiến đánh các mục tiêu đã định.

Rạng sáng mồng 2 Tết Mậu Thân, đúng giờ quy định, một tiếng nổ lớn vang lên. Nó như tiếng lên pháo lệnh thôi thúc cánh quân phía Bắc xông vào nội thành sau khi các lớp hàng rào kẽm gai ở cửa Chánh Tây bị sức công phá của hợp chất C4 thổi tung.

Từ bên ngoài, nhìn lên thượng thành tôi thấy tín hiệu của ánh đèn pin và nghe tiếng gọi rõ to: “Hiếu đây, Quang ơi!”. Tôi sung sướng đáp lại: "Quang đây, anh Hiếu ơi” và hô “Xung phong!".

Dưới chân cửa Chánh Tây hai anh em chúng tôi vui mừng ôm lấy nhau và vì việc quân đang giục nên vội vàng chia tay.

Tôi dẫn một Đại đội của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 6) tấn công sân bay Tây Lộc, đồn Quân Cụ. Anh Nguyễn Thanh Hiếu dẫn 2 Đại đội của Trung đoàn 6 và Đội Biệt động thành phố đánh chiếm Đại Nội, các cửa nhà Đồ, cửa Ngăn, cửa Thượng Tứ và phát triển ra vùng  Đông Ba - Gia Hội.

Sáng mồng 2 Tết Mậu Thân, lá cờ Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam lên Kỳ đài Huế (lá cờ này do bà Lê Thị Mai - chị ông Lê Quang Vịnh may rộng 8m x 12m).

Trong những ngày làm chủ thành phố, tôi được phân công làm Đội trưởng chính trị vũ trang  Quận 1, còn anh Nguyễn Thanh Hiếu hoạt động ở Quận 2. Tại vùng Đông Ba - Gia Hội, anh tham gia tổ chức huấn luyện tự vệ và sau đó đánh phản kích, đặc biệt là bắn tàu chiến Mỹ xâm nhập từ hướng Thuận An lên.

Sau 26 ngày đêm làm chủ thành phố Huế, từ Thành nội, tôi dẫn một cánh quân bí mật rút về Quảng Điền; còn anh Nguyễn Thanh Hiếu rút về Phú Vang.

Tôi xa anh từ đó!

(còn nữa)

Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”

Phạm Hữu Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2: Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”

Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.

Nguyễn Thanh Hiếu - Người anh hùng thầm lặng - Bài 2 Để lại quê hương dáng hình “tạc vào thế kỷ”
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh Chính trị nội bộ (10/5/1958 – 10/5/2023)
Thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành với nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức, các tên gọi khác nhau, lực lượng An ninh Chính trị nội bộ (ANCTNB), Công an tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nêu cao bản lĩnh chính trị vững vàng; tận tụy với công việc, vì Nhân dân phục vụ, lập nên những chiến công thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng nhưng không kém phần cam go, quyết liệt.

Thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng
Thầm lặng những chiến sĩ “anh nuôi”

20 thành viên trong tổ nuôi quân vẫn ngày ngày âm thầm lặng lẽ đi sớm, về muộn cùng công việc “anh nuôi” của mình, phục vụ mỗi ngày hơn 1.000 suất ăn cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Đó là hình ảnh những chiến sĩ nuôi quân ở Tiểu đoàn 1, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, những người lặng lẽ đóng góp vào những thành tích chung của đơn vị.

Thầm lặng những chiến sĩ “anh nuôi”
Thầm lặng hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép

3 năm cam go vừa bảo vệ biên giới, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép, vừa phòng, chống dịch COVID-19, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã nỗ lực gấp bội để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép.

Thầm lặng hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép
Thầm lặng góp những chiến công

Bằng sự tận tâm, nhiệt huyết, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (HSNV) Công an tỉnh đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ phá thành công nhiều chuyên án, vụ án quan trọng.

Thầm lặng góp những chiến công

TIN MỚI

Return to top