ClockThứ Bảy, 29/07/2023 15:38

“Nhìn mắt bọn trẻ con mà sống”

Giữ lửa với bếp ấmĐể gia đình là tổ ấmVun đắp hạnh phúc

Sáng đầu tuần trời mưa lớn, cô bắt grap để đến công ty cho tiện. Ngồi sau xe, cô vừa đeo tai nghe nghe nhạc vừa nhắm mắt thư giãn trên quãng đường 30 phút di chuyển đến chỗ làm. Kể ra cũng buồn cười khi từ rất lâu rồi, cô thường nghe vài bài nhạc thiếu nhi để bắt đầu ngày mới. Điện thoại phát đến bài “Nấu ăn cho em” của Đen Vâu, cô hát vu vơ theo lời nhạc “Thấy em nghiêng nghiêng cười trong đôi mắt tròn, và thế giới cũng nghiêng theo đôi bàn chân em…”. Giọng hát, giai điệu và ca từ mộc mạc ấy khiến cô hình dung ra những gương mặt trẻ thơ tươi trong, hồn nhiên dù cuộc sống các em còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đi chăng nữa… Cô chợt nghĩ về mình, đã từng rất nhiều lần tự nhủ “Cứ sống thôi! Sống dễ lắm!” khi “nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống” (nhà văn Nguyễn Huy Thiệp).

leftcenterrightdel
 

Tốt nghiệp đại học ở Huế, cô tạm biệt cuộc sống thanh bình ở quê vào thành phố náo nhiệt, xô bồ để rón rén cuộc lập thân, lập nghiệp trên miền đất hứa. Cô được chị Hòa, một người chị mà cô luôn xem là quý nhân đã bố trí chỗ ở tiện nghi trong nhà chị ngay vị trí trung tâm thành phố để giúp cô nhanh chóng thích nghi môi trường mới. Những đêm đầu tiên xa nhà đứa nào chẳng mất ngủ, có lẽ Sài Gòn xót xa nên thắp sáng những ngõ phố rộng dài?! Cô nhớ rõ mồn một những ngày đầu tiên ở Sài thành, chiều tan tầm đôi chân cô lê lết từng bước mệt mỏi, thất thểu về nhà. Bốn đứa con của chị là Đan, Trân, Chương và Khánh lúc ấy còn là những cô bé, chàng trai mẫu giáo, tiểu học chạy ùa vào phòng khi thấy cô về. Chúng nó đứa thì kể chuyện trên đời dưới đất, đứa thì “bắt” nghe hát hò, đứa thì trổ tài tạo các mẫu tóc cho cô… Một bé đã vui nên cô hay đùa là “niềm vui gấp bốn”. Những ánh mắt vô tư, nụ cười khoái chí không chút ưu phiền. Những câu chuyện không đầu không cuối của đám trẻ dường như biết xoa dịu tâm hồn mỏi mệt của người lớn. Cô thấy “và con tim đã vui trở lại” và có động lực vượt qua từng khó khăn, chông chênh đang gặp phải để thấy phía trước có thể là… bầu trời.

Trong chương trình “Have A Ship” có khách mời là ca sĩ Hà Anh Tuấn, anh chia sẻ rằng mỗi lúc ai đó cảm thấy bí bách, khổ sở, hãy thử mua ít quà bánh vào Viện thăm các em nhỏ đang chữa trị ung thư để thấy năng lượng tích lực, tinh thần sống mãnh liệt của những thiên thần nhỏ trong một không gian dễ làm con người ta “tụt mood” bất cứ lúc nào. Để thấy người lớn thường đầy rẫy bất an, sợ hãi trước những biến cố, điều bất như ý còn lũ trẻ luôn thấy đời nhẹ tênh như những chú lính chì dũng cảm trong truyện cổ tích của nhà văn Andersen.

Cô chợt nhớ Sơn, người bạn của cô luôn tổng kết một năm cũ bằng những gạch đầu dòng đã đi thiện nguyện ở vùng đất nào trên khắp Việt Nam để giúp trẻ em nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Sơn đến với trẻ em đồng bào H’Mông (Đắk Lắk, Đắk Nông), dân tộc Khmer (Tây Ninh), dân tộc Cơ Tu vùng miền núi Tây Giang, Quảng Nam hay dân tộc Raglai (Ninh Thuận),… và sẽ nối dài thêm danh sách này trên hành trình tuổi trẻ của mình. Đi để thấu những vật lộn, quăng quật đời mình chẳng là gì cả và tràn ngập sự biết ơn. Đi để chữa lành tâm hồn qua bao bận xao xác lòng, khắc nghiệt chồng chất. Học cách cho đi và biết cảm thương dung dị trước những phận đời nổi trôi lay lắt dù chỉ “để gió cuốn đi”…

Chúng ta ai cũng từng là trẻ nhỏ và nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng. Bầu trời màu hồng năm ấy bắt đầu chuyển sang hằng hà sa số thứ màu khác theo từng mặn đắng, mất mát mà ta nếm trải. Chỉ mong dù ở bất kỳ độ tuổi nào, dù đang chịu những tổn thương thoáng qua hoặc day dứt từ lâu, dù mọi thứ có thể cuốn đi theo dòng chảy biên niên của thời gian, ai cũng sẽ giữ trong mình một tâm hồn đầy sức sống, một khu vườn tươi mát, một vùng trời thơm ngát để luôn biết tìm kiếm và tạo ra niềm vui tự thân, bình an tự tâm, sự say mê bất tận trong cuộc đời.

CẨM CÁT
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên

TIN MỚI

Return to top