ClockThứ Năm, 22/07/2010 05:26

Ôi, “gai”

TTH - Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Guide, trong tiếng Anh có nghĩa là người hướng dẫn. Và lâu nay, để chỉ những người làm nghề hướng dẫn viên du lịch, người ta vẫn thường quen giản lượt trong một từ: Guide. Phiên âm nôm na là “gai”.

Xung quanh “gai”, chuyện tưởng đơn giản, nhưng hóa ra cũng lắm thứ để bàn. Các đồng nghiệp tôi vẫn kháo nhau câu chuyện-chắc là …bịa để cười cho vui. Đó là có đoàn khách ngoại tỉnh đến thăm, trong chương trình, tất nhiên, không thể thiếu món tham quan danh lam thắng cảnh Huế. Cơ quan bèn cử một đồng chí nhân viên nội bộ dẫn đoàn đi chơi  kiêm hướng dẫn viên luôn cho… tiện. Vào thăm Đại Nội, khách nhìn mấy cột cờ trước sân điện Cần Chánh, hỏi cột gì. Đồng chí “hướng dẫn viên” đần luôn: Ờ… thì là mấy cái… giá treo cổ hồi xưa. Chỉ mấy cái vạc đồng. Ờ… mấy cái… chảo dầu ấy mà. Chuyện bịa, nhưng nó cũng nói rằng, người làm hướng dẫn mà thiếu hiểu biết thì nguy hiểm lắm lắm.

Vậy mà, chuyện dở khóc dở cười ở “gai”, đáng tiếc là… không thiếu. Hình như, đang tồn tại một tâm lý (?) chỉ cần biết đường, biết “tọa độ” các điểm đến, và biết nói “tiếng Tây” lưu loát là có thể làm “gai” (?!!) Cho nên, người ta thấy có không ít “gai” vốn xuất thân là lao động bình thường, hoặc học sinh thi đại học nhiều năm không đậu. Bí đường, họ “đầu quân” vào các trung tâm ngoại ngữ, cố học lấy một thứ tiếng rồi ra…làm “gai”. Từ “gai” tự do, có khi lại gặp cơ hội “rơi” vào ở một DN du lịch, thế là nghiễm nhiên có bến đỗ, có khách.


Du khách luôn mong muốn được tìm hiểu về lịch sử, vẻ đẹp của đất nước Việt Nam

Về khách quan, họ đều là những người đáng được hoan nghênh bởi sự chịu khó, sự năng động trong việc tự tìm cho mình một kế mưu sinh. Thế nhưng, điều đáng nói là từ chỗ tạo lập được cho mình một nghề, nếu thiếu trau dồi, thì chỗ đứng của họ trong nghề sẽ chỉ phục vụ cho cái “cần câu cơm” của cá nhân, mà cái cần câu cơm đó, vô hình chung lại làm tổn hại đến lợi ích chung, lợi ích lâu dài của địa phương, của đất nước.

Ông L.T.S, một cán bộ từng hoạt động trong ngành văn hóa, nay là hưu trí. Vì có vốn ngoại ngữ, lại cũng thích đi đây đi đó, thích chuyện trò với du khách để họ hiểu về quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp, ông đã làm “gai”. Cùng trong nghề, ông giật mình với không ít đồng nghiệp. Về làng cổ Phước Tích, gặp một đoàn khách nước ngoài. Trong phút dừng chân, ông bắt chuyện với những vị khách của đoàn bên kia. Kết thúc câu chuyện, họ cảm ơn thích thú: Ồ, may mà gặp được ông, chứ người hướng dẫn của đoàn chúng tôi chỉ cho chúng tôi mỗi một thông tin “ngắn gọn”: Làng này xưa kia làm gốm. Hết (!). Đi với khách, ra sông Bến Hải, “Tây” có người hỏi: Tại sao lại có (ranh giới) sông Bến Hải? “Gai” ta có người… cười như chuyện bịa trên kia: Ờ… thì ngày trước hai phe họ đánh nhau, lấy sông này chia đôi (!??)…

Những câu chuyện tương tự, chắc rằng sẽ không chỉ dừng có vậy. Ôi, “gai”! Đó không chỉ là một sinh kế giản đơn. Thiếu quan tâm, thiếu để mắt, lợi-hại thế nào, có lẽ hơn ai hết, các nhà quản lý thấu hiểu…

Hiền An

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao gần 100 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên khó khăn

Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Vang phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà cho đoàn viên Nguyễn Đức Cung, hiện đang công tác tại Trường THCS Vinh Xuân, có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo.

Trao gần 100 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên khó khăn
Huấn luyện kiến thức an toàn cho lao động nước ngoài

Trong hai ngày 7 và 8/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho hơn 60 người lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Huấn luyện kiến thức an toàn cho lao động nước ngoài
Tạo góc “chill” tại nhà

Check-in ở quán cà phê sang chảnh, nhà hàng đắt đỏ hay resort xa xỉ..., với nhiều bạn trẻ nay đã lỗi thời. Nhiều người tạo dựng những góc chill (thư giãn và tận hưởng) tại gia để tạo ra góc nhỏ để “sạc” năng lượng sau những ngày làm việc căng thẳng.

Tạo góc “chill” tại nhà
Cá trích biển khuya

8 giờ tối, chị Trâm cùng những người bạn của mình đã có mặt tại bờ biển xã Giang Hải (Phú Lộc). Tưởng đến sớm, thế nhưng trong ánh đèn pin loang loáng, hàng chục người đã có mặt trước chị để lựa chọn những con cá trích tươi ngon nhất.

Cá trích biển khuya
Return to top