ClockThứ Hai, 31/05/2021 14:32

“Quán đã đủ 10 người”

TTH - Cùng với 7 địa phương khác trong cả nước, đến 27/5 Thừa Thiên Huế đã vượt mốc 14 ngày không phát hiện ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Đó là tín hiệu tích cực, nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở phải tuyệt đối không được lơ là mất cảnh giác…

Đông Nam Á chật vật đối phó làn sóng lây nhiễm COVID-19 mớiSáng 25/5, Việt Nam có thêm 57 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng

Ý thức cộng đồng sẽ quyết định kết quả phòng chống dịch

“Dẫn thợ đi ăn mà quán nào cũng từ chối”- Ông chú tôi, một chủ xưởng cơ khí phàn nàn với giọng vui vẻ khi dẫn một tốp thợ của xưởng đang nhận thi công công trình bên ngoài đi ăn trưa. Thấy ông phàn nàn với sắc thái hơi lạ, hơn nữa, ăn cơm bụi thì thiếu gì chỗ, sao lại bị từ chối? Tìm hiểu thì mới biết, các quán ăn đang thực hiện giãn cách để phòng chống dịch, chỉ được phép bán một lúc tối đa không quá 10 người. Tốp của ông đi 6 người, trong lúc các quán đều đã có 5-7 khách đang ăn, vậy là bị từ chối. Thử năn nỉ cũng bị chủ quan kiên quyết khước từ, vậy là phải chia quân đi vào nhiều quán.

“Cứ tưởng dân mình ham tiền, chưa thấy ai đến kiểm tra thì cứ thế mà bán. Không ngờ bà con ta rất tự giác. Thế nên đi ăn trưa dù hơi vất vả, nhưng mình thấy phấn khởi. Phải mỗi người mỗi tay như vậy, dịch bệnh mới được đẩy lùi. Khi đó, mình làm ăn cũng thoải mái.”- Ông chú tôi vui vẻ kể sau bữa cơm trưa cùng thợ.

Câu chuyện của ông chú làm tôi cũng vui lây. Chợt nhớ, trên dọc nhiều con đường mà mình đã từng đi trong những ngày qua, tỉnh thoảng lại thấy quán này, quán khác treo bên ngoài tấm bảng thông báo: “Quán đã phục vụ đủ 10 người”. Dĩ nhiên, khi đọc được dòng thông báo ấy sẽ không khách hàng nào chọn lựa để vào. Hành động ấy của khách hàng là bình thường, nhưng chủ quán là cả sự tự giác đáng tuyên dương, tán thưởng. Họ đã vượt qua cái tính vị kỷ cố hữu để hướng đến lợi ích lớn hơn của cộng đồng.

Đợt dịch COVID-19 thứ tư đã bùng phát tại nước ta từ 27/4 với tốc độ lây lan nhanh, số lượng người mắc và người có nguy cơ lây nhiễm tăng vọt so với các đợt trước. Đây là điều mà Chính phủ và các cơ quan chức năng đã cảnh báo và lường trước khi mà bối cảnh tình hình dịch bệnh của thế giới và khu vực diễn biến nhanh và hết sức nguy hiểm. Và với tinh thần chủ động, quyết liệt và trách nhiệm cao của lực lượng làm nhiệm vụ, sự ủng hộ của cộng đồng, công tác khoanh vùng, dập dịch tại Việt Nam vẫn là tấm gương khiến thế giới nể trọng. Con số hơn 4.800 ca mắc mới (gần 1.500 ca nhập cảnh) tính từ 27/4 tuy là con số cao hơn so với các đợt dịch trước, song, so sánh với các quốc gia trên toàn cầu, đó là một con số “rất bé”, phản ánh thành công lớn của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19.

Riêng Thừa Thiên Huế, cùng với 7 địa phương khác là Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, chúng ta đã vượt mốc 14 ngày không phát hiện ca mắc mới trong cộng đồng. Đó là tin vui, là tín hiệu tích cực. Nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở gửi đến mọi người, rằng muốn giữ vững thành quả ấy, muốn nhanh chóng trở lại nhịp sống bình thường thì càng phải tuyệt đối không được lơ là mất cảnh giác. Điều này không chỉ có một mình chính quyền hay các lực lượng chức năng là có thể làm được, mà phần quan trọng, cốt yếu thuộc về ý thức nơi mỗi một thành viên trong cộng đồng. Và,“Quán đã đủ 10 người” là một thái độ, một lối hành xử tích cực và trách nhiệm như thế!

Bài, ảnh: Hiền An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 6/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức khai mạc hội nghị Festival khoa học Huế lần thứ 7 với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì sức khoẻ cộng đồng” và Hội nghị Y Sinh học Quốc tế lần thứ nhất, khánh thành Viện Y Sinh học, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế.

Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng
Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận công nghệ số

Trong thời kỳ công nghệ số, thanh niên đóng vai trò chủ chốt trong tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. Đây là lực lượng để kết nối và hỗ trợ cộng đồng trong việc ứng dụng công nghệ, giúp giảm khoảng cách số và nâng cao chất lượng dịch vụ công trên địa bàn.

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

Hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, ngày 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố phối hợp với Ngân hàng Seabank chi nhánh Huế tổ chức hoạt động Kết nối cộng đồng năm 2024.

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh
Return to top