ClockThứ Sáu, 29/03/2024 15:08

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

TTH - Cùng với các chương trình tín dụng chính sách, chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sáchTạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiThêm cơ hội cho đồng bào thoát nghèo

 Cán bộ tín dụng nắm tình hình của hộ vay

Thêm cơ hội

Gia đình chị Trương Thị Kim Phương, tổ 3, Phường Phước Vĩnh, TP. Huế là một trong số những gia đình được nguồn vốn này tiếp sức. Do cuộc sống khá khó khăn, hai vợ chồng chỉ buôn bán nhỏ nên con trai của chị quyết định đăng ký chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để góp phần cải thiện đời sống gia đình. Sau một thời gian học ngoại ngữ và trang bị các kiến thức, kỹ năng liên quan, năm 2023, con trai chị Phương chính thức lên đường sang Nhật Bản làm việc.

Chị Phương chia sẻ, thời gian đầu khi nghe con bày tỏ muốn đi làm việc ở Nhật Bản, gia đình cũng rất lo. Trước tiên là lo con ở xa không tự chăm sóc được mình, thứ nữa cũng ngại vì chi phí ban đầu để đi làm việc ở nước ngoài khá cao. Trong lúc không biết xoay xở thế nào, tôi được cán bộ Hội Phụ nữ và tổ tiết kiệm và vay vốn chia sẻ về nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tôi mạnh dạn vay 80 triệu đồng để cho con đi Nhật Bản làm việc.

Sau gần 1 năm ổn định, đến nay cứ mỗi tháng con trai chị Phương lại đều đặn gửi về cho gia đình từ 20 đến 25 triệu đồng. Với khoản tiền này, chị dành lại 1 phần để trả khoản vay của ngân hàng, phần còn lại chị tích góp gửi ngân hàng để sau khi hết hợp đồng lao động, con trai trở về quê sẽ có một số vốn phát triển kinh doanh.

Một trong những điểm chung của các gia đình có con cái, người thân đi lao động ở nước ngoài chính là không có công việc ổn định, kinh tế khó khăn. Vì thế, chi phí ban đầu khi đăng ký làm việc tại nước ngoài là gánh nặng không nhỏ.

Như cách nói của anh Lê Văn Anh Vũ, Phường Phước Vĩnh, TP. Huế có vợ đang tham gia làm việc tại Nhật Bản, khó khăn nhất khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài chính là chi phí ban đầu. Vì thật sự khi mình khó khăn, chuyện vay mượn người thân lại càng khó. Vì thế, được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp và có thể trả dần theo từng tháng như hiện nay là may mắn của gia đình mình.

Đối tượng vay vốn khá rộng

Theo quy định, đối tượng của chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài khá rộng, bao gồm: Người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng và người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động sinh sống tại huyện nghèo. Với đối tượng này, mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Với những đối tượng khác, mức vay tối đa không quá 80 triệu đồng theo Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của HĐND tỉnh.

Số liệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh cho thấy, nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho rất nhiều lao động có thêm nguồn lực để đăng ký tham gia làm việc tại nước ngoài. Chỉ tính từ năm 2023 đến nay, TP. Huế có 84 khách hàng vay vốn với số tiền là 6,2 tỷ đồng để đi làm việc tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thông tin, để thực hiện tốt kế hoạch của UBND thành phố về việc đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội (TP. Huế) đang và sẽ tiếp tục tăng cường tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục để người lao động trên địa bàn thành phố có nhu cầu tham gia làm việc tại các nước được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi này, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo “kế” để thoát nghèo

Phường Thuận Lộc (TP. Huế) có 39 hộ nghèo, trong đó có nhiều người không có khả năng lao động vì khuyết tật, bệnh hiểm nghèo, người cao tuổi nên gặp nhiều khó khăn trong việc thoát nghèo bền vững. Vì vậy, phường đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện lộ trình đến cuối năm 2024 giảm từ 15- 20 hộ nghèo.

Tạo “kế” để thoát nghèo
Vốn giải quyết việc làm: Vốn đúng, trúng người

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) là một trong những kênh tín dụng ưu đãi giúp người dân có thêm “cần câu” để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Vốn giải quyết việc làm Vốn đúng, trúng người
Chung sức giúp người dân thoát nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo tại xã miền núi Xuân Lộc, huyện Phú Lộc giảm, “về đích” sớm so với kế hoạch Nghị quyết Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Đằng sau niềm vui của nhiều gia đình thoát nghèo là sự chung sức, nỗ lực của các cấp ngành, chính quyền địa phươn, người dân cùng nhiều nhà hảo tâm.

Chung sức giúp người dân thoát nghèo
Thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Từ một hộ nông dân thuộc diện khó khăn, hộ nghèo, ông Trần Hưng Dũng ở tổ dân phố Giáp Thượng 1, phường Hương Văn (TX. Hương Trà) đã vươn lên ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Học cách thoát... nghèo

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) TP. Huế đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề; qua đó giúp người nghèo có nghề nghiệp nhằm cải thiện kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Học cách thoát  nghèo

TIN MỚI

Return to top