ClockChủ Nhật, 31/12/2017 08:26

Từ tình yêu Huế

TTH - Là người con duy nhất nối nghiệp ba (KTS. Ngô Viết Thụ), Ngô Viết Nam Sơn thừa nhận, một phần tình yêu với Huế trong anh được “di truyền” từ ba.

Ý tưởng gia vị nấu bún bò chuẩn vị Huế đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2017Sản phẩm “hương đồng gió nội” cho du lịch HuếQuảng bá Festival Nghề truyền thống Huế 2017 trên phương tiện vận tải và trang mạng xã hội

Hơn 30 năm kinh nghiệm trong công tác quy hoạch (QH) và kiến trúc ở nhiều quốc gia trên thế giới, KTS. Ngô Viết Nam Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Ngô Viết đã và đang tham gia tư vấn nhiều QH, thiết kế nhiều công trình, khu đô thị trên địa bàn tỉnh, như Khách sạn Century, khu đô thị mới Phú Mỹ An, tư vấn điều chỉnh QH chung khu đô thị An Vân Dương.

Quy hoạch khu ngã tư Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu của KTS Ngô Viết Nam Sơn

Dấu ấn

Ba mẹ là người gốc Huế và sinh sống, làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, theo Ngô Viết Nam Sơn, sinh thời, ba anh thường dặn, đi đâu thì đi nhưng phải trở về quê hương và ông luôn canh cánh phải làm được gì đó cho Huế. Ông cũng đã để lại cho Huế nhiều công trình kiến trúc vượt thời gian như: Nhà thờ Phú Cam, cụm kiến trúc công trình Trường đại học Sư phạm Huế, Khách sạn Hương Giang.

Là chuyên gia quốc tế về QH kiến trúc đang làm việc tại nhiều nước trên thế giới, Ngô Viết Nam Sơn thường xuyên tham gia góp ý vào các QH lớn trên địa bàn, đưa ra nhiều ý kiến và đóng góp có giá trị về QH và kiến trúc, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về mảnh đất, con người, cũng như những đặc trưng văn hóa Huế.

Công trình đầu tiên mang dấu ấn của chàng KTS trẻ tuổi này chính là Khách sạn Century năm 1992. Anh kể: Công trình do tôi làm chủ trì kiến trúc và giám sát thi công, ba tôi là chủ nhiệm đồ án. Lúc đó, ba phải thường xuyên cùng chú Vũ Thắng (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế) ra Hà Nội cùng với bác Tố Hữu vận động xin ngân sách của Trung ương xây dựng công trình Khách sạn Century. Thiếu kinh phí nên thiết kế cũng bị hạn chế, nhưng công trình đã thực sự tạo dấu ấn khi trở thành nơi tiếp đón khách quốc tế đến Huế.

Sau công trình đó, Ngô Viết Nam Sơn đến Huế nhiều hơn và cũng bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn về QH và kiến trúc Huế. Đồ án QH khu đô thị Phú Mỹ An, QH khu đô thị An Vân Dương, QH chi tiết hai bên bờ sông Hương đều có sự tham gia của KTS này.

Có cơ hội tham gia một số cuộc họp bàn về QH với sự tham gia của KTS Ngô Viết Nam Sơn, điều ấn tượng là vốn hiểu biết sâu rộng của anh về Huế. Từ đó, những ý tưởng của anh về QH được đánh giá cao tính hợp lý.

Ý tưởng xây dựng khu đô thị An Vân Dương theo hướng đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu của KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng được chọn để triển khai QH khu đô thị này trong tương lai. Trên cơ sở xác định lại tần xuất lũ có tính đến yếu tố mới ảnh hưởng như: sự điều tiết của các hồ chứa nước trên thượng lưu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự thay đổi của chế độ mưa… sẽ chọn cao độ khống chế cốt nền xây dựng phù hợp theo quy phạm và đảm bảo chống ngập lụt, xây dựng không gian đô thị xanh tạo điểm nhấn cho khu đô thị mới.

KTS Ngô Viết Nam Sơn cạnh các công trình do anh thiết kế ở Huế cách đây 25 năm

Tầm nhìn mới cho Huế

KTS. Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, thử thách lớn hiện nay trong việc QH không gian, kiến trúc đô thị Huế chính là phải bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của đô thị. Mặt khác phải xây dựng những không gian cộng đồng năng động, hội nhập quốc tế, giúp Huế phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với vị thế tương lai. Những ý tưởng thiết kế QH của anh ngoài lợi ích cảnh quan, văn hóa còn bao hàm giá trị tầm nhìn, kinh tế.

Mới đây, khi tham gia góp ý dự án QH chi tiết hai bên bờ sông Hương, anh đề xuất giải pháp cải tạo khu công viên cây xanh, mặt nước. Việc xây dựng các công trình mới nên đặt vào bối cảnh làm sao thu hút được nguồn vốn xã hội hóa, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, giúp cho các khu vực phát triển chứ không chỉ đơn thuần là xây dựng công trình.

Có duyên tham gia vào nhiều QH lớn trên địa bàn tỉnh, theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn, tỉnh cần có chính sách phù hợp cho việc ưu tiên bảo tồn và cải tạo khu trung tâm đô thị thế kỷ 19 (Hoàng Thành Huế) và khu trung tâm đô thị thế kỷ 20 (khu trung tâm hiện hữu, bao gồm khu phố Tây). Không khuyến khích xây thêm nhà cao tầng ở khu vực này mà dịch chuyển về khu đô thị An Vân Dương. Mọi công trình cải tạo hoặc xây mới trong hai khu vực này đều phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt giao hòa không gian mới cũ, phong cách, vật liệu, màu sắc… Riêng khu trung tâm thế kỷ 21 (Khu đô thị mới An Vân Dương và những khu đô thị mới khác) sẽ là nơi tập trung các công trình văn minh hiện đại, cao tầng, giảm áp lực xây dựng cao tầng và mật độ cao để gián tiếp bảo tồn tốt hơn cho hai khu trung tâm thế kỷ 19 và 20, qua đó tạo nên bản sắc đa dạng cho TP. Huế.

“Điều tôi mong ước hiện nay là khu vực ngã tư trung tâm đô thị An Vân Dương sẽ sớm thành hình, đem lại hiệu ứng lan tỏa, thu hút vốn đầu tư và mở rộng đến toàn khu vực. Điều đó, không những giúp giãn dân, giảm áp lực phát triển đô thị lên khu vực trung tâm hiện hữu, mà còn tạo công ăn việc làm và môi trường sống văn minh hiện đại, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội cho Huế"-KTS. Nam Sơn nói.

KTS. Ngô Viết Nam Sơn tốt nghiệp TS. Khoa học về quy hoạch và kiến trúc tại Đại học Washington và Thạc sĩ quy hoạch và kiến trúc tại Đại học California ở Berkeley; có kinh nghiệm thiết kế tại các công ty quốc tế và chuyên gia hàng đầu; giảng dạy tại Đại học Washington, Đại học California; tư vấn chiến lược cho chính quyền nhiều quốc gia như Canada, Mỹ… Anh và các dự án tham gia đạt được nhiều giải thưởng cao như: Bằng khen danh dự của Viện Kiến trúc Mỹ, bằng khen danh dự của tạp chí Progressive Architecture và bằng khen giảng viên giỏi của Đại học Washington.

HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế
Bên ngoài ô cửa có mây bay

Cơn đau bất ngờ ập đến khiến cả người Trúc toát hết mồ hôi lạnh. Cô đưa tay giật chiếc khăn trùm vướng víu trên đầu. Từng giọt mồ hôi túa ra như hạt đậu trên chiếc đầu không còn một sợi tóc của Trúc.

Bên ngoài ô cửa có mây bay
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

Ngày 28/10, ông Trần Xuân Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gala thơ nhạc “Chút tình với Huế” thu về 600 triệu đồng nhằm sẻ chia các dự án cộng đồng tại quê hương.

Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng
Return to top