ClockThứ Bảy, 24/11/2018 12:36

Xả rác ra môi trường, ý thức người dân

TTH - Huế đang phấn đấu xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp. Song ý thức của một bộ người dân còn rất yếu trong việc bảo vệ môi trường, nhất là xả rác...

Nhặt rác ngày cuối tuầnChỉ cần sạch, Huế sẽ tỏa sáng!“Cảm ơn dòng Hương”Rác dưới chân mình

Nhân viên Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế vớt rác trên sông An Cựu

Nhiều tuyến phố văn minh, sạch đẹp

Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị đã được triển khai rộng khắp. Xây dựng tuyến phố văn minh, lịch sự, cấm xả rác ra môi trường, đốt vàng mã nơi công cộng, quy định một số tuyến đường cấm rải vàng mã khi đưa tang cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Bao năm qua, không ai bảo ai, người dân đường Hải Triều hay ở các đường kiệt của đường này luôn luôn giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường. Người dân ý thức bỏ rác vào thùng công cộng, hàng ngày cùng với công nhân vệ sinh môi trường quét dọn khu phố, đường phố. Những lúc lũ lụt, khi nước lũ vừa rút, người dân cùng nhau ra đường dọn vệ sinh sạch sẽ.

Bà Nguyễn Thị Gái, ở đường Hải Triều nói: “Việc dọn vệ sinh trong nhà hay ngoài đường đã trở thành thói quen của người dân nơi đây, người này làm, người kia không làm cũng cảm thấy khó chịu. Cứ mỗi buổi sáng hay chiều muộn, mỗi người mỗi cái chổi làm vệ sinh trước mặt nhà mình. Bảo vệ môi trường xung quanh, chính là giữ gìn sức khỏe cho mình, chứ cho ai”.

Ngày càng nhiều tuyến đường, khu phố đăng ký xây dựng văn minh, lịch sự, xanh - sạch và đẹp, trở thành một phong trào lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng ở Huế như tuyến phố Dương Văn An, Văn Cao, Phan Văn Trường, Trương Gia Mô, Võ Thị Sáu, Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Học, Bến Nghé… không có rác thải đổ ra đường.

Thùng rác đặt sẵn nhưng nhiều người vẫn "thích" vứt rác bừa bãi như vậy. Ảnh: HA

Mọi người trong khu phố đều tự giác giáo dục con cái, cháu chắt trong gia đình mình ý thức xây dựng tuyến phố, khu phố văn minh, lịch sự không có rác thải; thực hiện nghiêm túc đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định. Nhiều người dân sống ở những khu phố này cho hay: “Tất cả bắt đầu từ ý thức người dân, người này làm, người kia học theo thế là tạo nên một thói quen tốt để giữ gìn vệ sinh chung”. 

Cần mạnh tay xử phạt xả rác

Thật đáng buồn, hàng ngày, chứng kiến cảnh một số người đứng phát tờ rơi quảng cáo, rao vặt ngay tại các trục đường giao thông. Có người từ chối, nhưng cũng có người nhận xong chẳng xem qua nội dung gì liền vứt ngay xuống đường phố, làm cho đường phố sạch đẹp bỗng chốc biến thành bãi rác, thật chướng mắt. Có hôm, tôi đón con đi học về tại một trung tâm Anh Ngữ, một chiếc ô tô hạng sang chậm chậm đỗ bên vệ đường cũng để đón con đi học về, cánh cửa ô tô trong xe kéo xuống thì một bọc rác (chắc là vừa ăn uống gì trong xe xong) tiện tay vứt ngay xuống đường.

Ở nhiều tuyến đường, nhà chức trách đã đặt nhiều thùng rác di động để phục vụ nhu cầu đổ rác của người dân, điều đáng chê trách là có không ít người dân không bỏ rác vào thùng rác mà lại đặt rác bên ngoài.

Nhiều công nhân vệ sinh môi trường cho hay: “Khi thấy điều đó, chúng tôi nhắc nhở người dân hãy bỏ rác đúng nơi, đúng chỗ liền bị họ phản ứng. Họ bảo rằng, dọn vệ sinh là việc của chúng tôi, họ vứt ở đâu là quyền của họ...”.

Anh bạn Ngô Hữu Đốc, Việt kiều từ Anh về, thấy nhiều người dân mình cứ xả rác bừa bãi ra môi trường, anh bảo: “Ở Anh người ta phạt nặng lắm. Bất cứ người nào vứt rác ra đường phố liền bị người xung quanh thấy được báo ngay cảnh sát đến lập biên bản và phạt tiền liền nên người dân không ai dám xả rác ra đường”.

Sinh viên Nguyễn Hữu Khá, đang học tại Trường đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) kể: “Singapore rất nghiêm khắc chuyện xả rác ra môi trường, nếu ai vi phạm, ngoài phạt tiền rất nặng, còn bắt người xả rác cuối tuần mặc áo phản quang ra dọn dẹp vệ sinh nơi khu vực mình sinh sống để giáo dục, răn đe. Tuy nhiên, ở Singapore việc tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng được tăng cường thường xuyên, nhất là tại các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non cho đến đại học nên người dân rất có ý thức bảo vệ môi trường”.

Thực ra, ở Việt Nam không phải là chưa có chế tài xử phạt vệ sinh môi trường. Từ năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 155/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với những mức xử phạt tương đối lớn đối với những hành vi xả rác, xả chất thải, xả khí thải làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vấn đề xử phạt của chúng ta vẫn đang còn hạn chế, khiến cho nhiều người dân chưa sợ.

Tiến tới lập lại kỷ cương, trật tự trong việc bảo vệ môi trường, đòi hỏi các cấp chính quyền ngoài việc đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền trong dân, trong các tầng lớp học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên thì cần thiết áp dụng mạnh mẽ hơn Nghị định 155 của Chính phủ về xử phạt vi phạm môi trường nhằm giáo dục, răn đe, tạo môi trường ngày một tốt hơn.

Trọng Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ

Trong mấy năm trở lại đây, nhiều mặt đổi thay tích cực tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được cộng đồng dân cư trong và ngoài tỉnh ghi nhận; đặc biệt là trên lĩnh vực chỉnh trang đô thị. Đó là việc dỡ bỏ nhiều hàng rào sắt xung quanh các công sở tại trục đường Lê Lợi và một vài nơi khác; đó là việc mở rộng mặt đường, lát lại vỉa hè tại đường Hai Bà Trưng, Phạm Hồng Thái, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan… được nhiều người dân sở tại và khách du lịch đến Huế đánh giá cao.

Ý kiến nhỏ cho một việc nhỏ

TIN MỚI

Return to top