ClockThứ Ba, 12/06/2018 06:15

Rác dưới chân mình

TTH - Ngẫm nghĩ thấy người Việt mình có nhiều cách xử sự hết sức lạ lùng. Một trong những thứ ấy là việc tôn trọng cái chung, ý thức về quyền lợi của cộng đồng… Cái gì thuộc về cái chung là sự tôn trọng kém hẳn đi. Nhìn vào cuộc sống chúng ta thấy không ít biểu hiện như vậy ở nhiều lĩnh vực.

Sáng - xanh - sạch và không rác thảiÝ thức làm lợi đủ đườngXin đừng vô cảm với cộng đồngRác chất đống trên TL19 qua phường Hương SơLàm thùng rác từ vỏ lốp phế thải

Thu gom rác ở Phong Điền. Ảnh: Tâm Huệ

Một khi cái chung không được tôn trọng thì cái riêng lẻ, cá nhân có dịp lên ngôi. Tham ô tham nhũng là cái cá nhân. Chạy quyền chạy chức là cái cá nhân. Cấu kết chính sách để bòn rút tài nguyên, trong đó có tài nguyên đất đai là cái cá nhân. Doanh nghiệp “sân sau sân trước” là cái cá nhân… Tính cá nhân ích kỷ được biểu hiện dưới muôn hình vạn trạng.

Một người bình thường, cá nhân ích kỷ đã ít nhiều ảnh hưởng đến cộng đồng. Một người có “vai vế” trong xã hội, nếu cá nhân, ích kỷ sẽ ảnh hưởng đến cả một cộng đồng rộng lớn, đôi khi là kìm hãm sự phát triển. Ví dụ như các dự án BOT giao thông mà dư luận nêu nhiều trong thời gian qua. Trong khi lợi thu được thuộc về một hoặc nhóm người thì sự bất lợi cả cộng đồng gánh chịu. Đó là chi phí vận chuyển tăng lên. Một khi chi phí tăng sẽ làm đội giá thành sản phẩm hàng hóa dẫn đến năng lực cạnh tranh kém đi. Đó là chưa nói đến những tác động về mặt xã hội, tâm tư tình cảm của Nhân dân.

Cứ thử nghĩ, một người đứng đầu của một tổ chức, đơn vị, địa phương, chẳng hạn… Nghĩa là một người có “vai vế”, nếu cá nhân ích kỷ, khư khư ôm lấy và thu vén quyền lợi cho cá nhân mình thì phản ứng của tập thể, cộng đồng sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ là những phản ứng tiêu cực, hoặc ít ra là không tích cực; đó là những việc “to tát”, “vĩ mô”. Hãy nhìn nhận một biểu hiện nhỏ như thế này: Một buổi sáng nào đó, nếu có dịp đi ăn ở một số quán ăn ở Huế, chúng ta sẽ thấy hiện tượng này: Người thì đang ngồi ăn tô bún, cơm hến, bánh canh… ngon lành. Lắm khi chuyện trò vui vẻ nhưng dưới bàn là rác. Đó là những tờ giấy lau. Đôi khi là cả xương heo, xương bò… vứt bừa bãi dưới chân. Họ như không hề để ý những điều đó. Cha ông ta chả từng nói “Nhà sạch thì mát, bát sách ngon cơm là gì”!? Ở đây có thể nói cả một không gian quán là không sạch, nhưng dường như ít người để ý. Thế rác từ đâu ra? Là những người ăn vứt ra. Ở đây chúng ta có thể đọc được một cách suy nghĩ, một tâm lý thế này: Mình ăn xong mình cứ vứt ra sẽ có người dọn, quán xá là vậy. Hoặc, nếu có bẩn thì người sau chịu chứ không phải mình, mình đã ăn và đã đi rồi. Cái cách suy nghĩ này không phải là một người, một ít người, mà là số đông nên có nhiều quán chẳng có khi nào thấy… hết rác.

Cái cảnh này bắt gặp hàng ngày, lặp đi lặp lại nhiều nơi, lâu dần chúng ta thấy bình thường. Nhưng đối với một số du khách, đặc biệt là các nước phát triển, văn minh, họ rất dị ứng với cách ứng xử của người Việt chúng ta như thế. Điều này chúng ta cho là chuyện nhỏ nhưng nó cũng phản ánh những cái lớn hơn của xã hội, đó là ý thức về cái chung quá kém. Nếu như những đứa trẻ nhìn thấy cảnh những quán ăn đầy rác như vậy, thấy người lớn hành xử như vậy thì chúng nó sẽ học được gì? Có thể lâu dần, chúng nó sẽ có cách ứng xử như người lớn chúng ta, nghĩa là việc thấy rác trong các quán ăn là bình thường. Và có thể chúng sẽ tham gia vào việc xả rác như vậy.

Để có được sự văn minh tử tế, luôn luôn ý thức và tự nhắc nhở bản thân cái gì nên làm, cái gì không nên làm… chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nó phải được giáo dục, được nhắc nhở, được tự ý thức; biết quí trọng cái chung; biết yêu cái đẹp… Hướng đến sự văn minh chính là hướng đến cái đẹp, cái phù hợp với xu hướng. Trước khi làm những điều to tát, chúng ta hãy tự ý thức những điều nhỏ nhất như vừa nêu.

Mình tự tay bỏ rác vào giỏ, là sẽ có một người không mất công quét dọn; là tiết kiệm công sức cho một người… Làm như vậy là mình có lợi, người khác cũng có lợi. Cái lợi của mình là sạch sẽ, đàng hoàng, văn minh lịch sự. Cái lợi của người khác là không phải bỏ công vào những việc đáng ra không cần bỏ công. Họ dành thời gian ấy để làm việc khác có lợi hơn, có ý nghĩa hơn. Biết đâu thời gian ấy, họ lại phục vụ tốt hơn cho cái lợi cho bản thân mình.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư

TP. Huế ngày càng xanh - sạch - sáng trên từng xóm phố, nẻo đường. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu quy hoạch (KQH), khu dân cư (KDC) mới vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt tràn lan, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư
Phải được chấn chỉnh

Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ý khuyên mọi người phải ý tứ, phải biết học cách hành xử lịch sự, văn hóa, phải đạo với từng hành vi trong cuộc sống.

Phải được chấn chỉnh
Khi cộng đồng nói không với rác thải

Từng là những điểm đen ô nhiễm môi trường vì rác thải, nhưng nhờ nhận thức tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xanh, sạch hơn và tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng.

Khi cộng đồng nói không với rác thải
Return to top