ClockThứ Sáu, 14/07/2023 06:16

Áo dài với làng cổ

TTH - Áo dài và làng cổ Phước Tích có sự tương đồng khi đều mang giá trị truyền thống và cùng hướng đến mục tiêu phát huy giá trị truyền thống đó để khai thác du lịch.

Quảng bá hình ảnh Làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch qua cuộc thi video clipCùng “hồi sinh” làng cổXây dựng cảnh quan đặc trưng cho làng cổ Phước TíchTìm hướng bảo tồn gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch

leftcenterrightdel
 Mặc áo dài và chụp hình ở hồ sen làng cổ Phước Tích

Những ngày này, không khó bắt gặp hình ảnh áo dài truyền thống trong những hoàn cảnh, không gian khác nhau, vì đang diễn ra Tuần lễ áo dài cộng đồng (từ 6 - 12/7). Có dịp đến với làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) đúng dịp này, cũng dễ dàng nhìn thấy những tà áo dài truyền thống được các ông, các bà, các mẹ, các chị, các em… mặc trong không gian thanh bình, cổ kính của ngôi làng hơn 500 tuổi bên dòng Ô Lâu hiền hòa. Nhìn hình ảnh áo dài thướt tha từng bước di chuyển trên con đường làng quanh co, rợp bóng mát mới cảm nhận hết vẻ đẹp của cảnh vật và con người hòa quyện vào nhau.

Áo dài và làng cổ Phước Tích có sự tương đồng khi đều mang những giá trị truyền thống của dân tộc, của vùng đất. Áo dài có tính biểu trưng của người phụ nữ Việt Nam, còn làng cổ là biểu trưng của một ngôi làng truyền thống, độc đáo của vùng Trung bộ Việt Nam. Điều đặc biệt hơn khi cả hai đều được xác định mục tiêu rất rõ và vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội là từng bước khẳng định vai trò, góp phần phát huy giá trị để thu hút du khách, phát triển du lịch.

Không chỉ trong tuần lễ hưởng ứng áo dài cộng đồng này, mà lâu nay với Phước Tích, du khách khi lựa chọn đến đây du lịch đều đã chọn mặc áo dài để đi tham quan và chụp hình lưu niệm tại các điểm. Chính những bộ áo dài khi kết hợp với hàng chè tàu, ngôi nhà vườn, các di tích, nét rêu phong cổ kính... như tôn lên vẻ trang nghiêm, nền nã và cả sự lãng mạn cho áo dài nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Và đó là khung cảnh để giữ lại những tấm hình lưu niệm đẹp về vùng đất.

Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam Hà Nội - Chi nhánh Huế từng chia sẻ, theo nhiều du khách, lựa chọn mặc áo dài tham quan Phước Tích là phù hợp và đẹp nhất. Nhiều đoàn khách nữ tuổi trung niên khi đến làng cổ Phước Tích đều mang theo một bộ áo dài để mặc khi tham quan. Nhiều khi khách quên, sẽ yêu cầu doanh nghiệp thuê giúp một bộ để mặc. Với nhiều người biết đến Phước Tích, luôn dành tình cảm đặc biệt cho nơi đây thì họ mặc định rằng, có chuyện gì xảy ra chăng nữa, khi đến đây cũng phải là áo dài.

Làm việc trong môi trường du lịch, chị Trần Thị Thu,  Ban Quản lý Di tích Kiến trúc Nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho biết, mỗi khi được khoác trên mình tà áo dài truyền thống của dân tộc, bản thân thấy rất hãnh diện bởi chiếc áo dài tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ. Đặc biệt, càng cảm thấy vinh dự, tự hào hơn khi mặc áo dài đứng trước du khách để giới thiệu về ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi. Vì vậy các chị em nữ cơ quan thường xuyên mặc áo dài khi đi làm và cảm thấy rất tự hào khi được mặc trang phục áo dài; góp phần để Phước Tích phát triển du lịch.

Khai thác tiềm năng, lan tỏa giá trị của trang phục truyền thống dân tộc, gắn quảng bá hình ảnh tà áo dài gắn với nét đẹp làng quê cổ kính là điều cần làm tốt hơn đối với Phước Tích. Với những đầu tư mới về cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch thời gian qua, khi biết khai thác thêm những giá trị khác, như áo dài, khơi dậy niềm tự hào về cội nguồn dân tộc, chắc chắn sẽ tạo ra một hình rất khác, rất đẹp đối với làng cổ Phước Tích.

Ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền chia sẻ, có thể thấy, những hình ảnh những bà, mẹ, chị mặc áo dài, đội nón tham quan làng cổ, hay hình ảnh đạp xe qua từng con ngõ nhỏ của làng, tạo dáng và chụp hình ở hồ sen, nhà vườn, bến nước… tất cả gợi lên hình ảnh rất thơ và rất Huế. Đây sẽ là hình ảnh mà Phong Điền sẽ tập trung xây dựng thành thương hiệu riêng cho Phước Tích. Cùng với đó, huyện sẽ hình thành thêm các sản phẩm, các tour tuyến phù hợp để du khách dễ dàng lựa chọn áo dài khi đến với làng cổ.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

Tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
Chế định đặc xá thể hiện rõ quan điểm, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta

Những năm qua, nhiều đợt đặc xá lớn do Chủ tịch nước quyết định đã được tiến hành nhân các sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước, tạo điều kiện cho hàng chục nghìn người có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt sớm trở về tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội và từng bước làm lại cuộc đời.

Chế định đặc xá thể hiện rõ quan điểm, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta
Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công nhận “Tri thức may, mặc áo dài Huế” của tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực thúc đẩy Hiệp hội May mặc Thừa Thiên Huế triển khai hoạt động đưa áo dài ngũ thân vào trường học.

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

TIN MỚI

Return to top