ClockThứ Bảy, 25/07/2015 21:10

Mở cửa nhà Hoàng Thái hậu đón khách

TTH.VN - Sáng 25/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai trương hoạt động dịch vụ văn hóa tại Nhà Lưu niệm bà Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái hậu), số 145 Phan Đình Phùng, Tp. Huế.

Khu nhà số 145 (79 cũ) đường Phan Đình Phùng nằm bên dòng sông An Cựu, từng là nơi ở của bà Từ Cung, vợ của vua Khải Định, mẹ của cựu hoàng Bảo Đại.

Bà Từ Cung mua lại ngôi nhà này vào năm 1955, sau khi bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định, vốn là biệt cung của triều Nguyễn dành cho bà trước năm 1945 và vẫn là nơi ở của bà sau khi triều Nguyễn cáo chung. Bà sống tại khu nhà số 145 Phan Đình Phùng cho đến khi tạ thế vào năm 1980. Trước khi mất, Bà có di nguyện giao lại khu nhà này cho chính quyền địa phương và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được giao chăm lo bảo quản công trình, thờ cúng và tổ chức trưng bày một số hiện vật còn lại của Bà Từ Cung tại đây.


Tham quan không gian trưng bày tư liệu bên trong

Qua một thời gian dài và do khí hậu khắc nghiệt, khu nhà xuống cấp, hư hỏng nhiều. Với mục đích “lưu niệm” một công trình có dấu ấn của một nhân vật trong lịch sử triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chỉnh trang, nâng cấp khu nhà, đồng thời, tổ chức hoạt động dịch vụ văn hóa, phục vụ khách tham quan và Nhân dân địa phương theo hình thức tìm hiểu lịch sử - văn hóa kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn.

Điểm nhấn của các hoạt động dịch vụ tại khu vực này là ngôi nhà 2 tầng xây dựng theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Trong đó, tầng 1 và 2 của ngôi nhà là nơi trưng bày, giới thiệu các hình ảnh tư liệu về vua Khải Định, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, gia đình cựu hoàng Bảo Đại và về Tôn Nhân Phủ.

Tại tầng 2 có bố trí 1 phòng rộng nhất dành cho Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc sử dụng để họp bàn công việc của hội đồng; 1 phòng chính giữa lập bàn thờ vọng Bà Từ Cung, 1 phòng thư viện của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc. Các phòng còn lại ở 2 tầng được bố trí bàn ghế phục vụ du khách và Nhân dân địa phương có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về gia phả Nguyễn Phúc tộc, triều Nguyễn và văn hóa Huế.

Không gian này sẽ được nối kết với Khải Tường Lâu, cung An Định trong định hướng xây dựng tuyến tham quan tìm hiều về đời sống của gia đình hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn.

 

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top