ClockThứ Sáu, 29/09/2023 15:01

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt mốc gần 9 triệu lượt

Thông tin từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/9 cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt hơn 1 triệu lượt người, giảm 13,4% so với tháng trước.

Hợp tác quảng bá hình ảnh Huế ra thế giớiCần thêm cơ chế chính sách kích cầu du lịch tàu biểnLiên kết phát triển du lịch xanhTập trung chiến lược marketing du lịch hiệu quảTìm mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm cho Huế

Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. Ảnh tư liệu: Minh Đức/TTXVN 

Tính chung 9 tháng của năm 2023, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này vẫn chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch COVID-19). Trong tổng số 8,9 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt chiếm 87,5%; đường bộ đạt chiếm 11,8%, còn lại là đường biển. 

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng của năm 2023 tăng 16%; du lịch lữ hành tăng 47,7% so với cùng kỳ năm trước. Đó là do nhu cầu du lịch của người dân tăng cao sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay các địa phương cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm kích cầu du dịch. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của du khách, Vietnam Airlines tiếp tục tăng tần suất trên nhiều đường bay tới châu Âu, Australia và Trung Quốc, qua đó khôi phục gần 90% tần suất mạng bay quốc tế.  

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thông tin: Thời báo nổi tiếng Telegraph của Anh đánh giá Việt Nam đang có đà phục hồi du lịch đầy ấn tượng. Các quy định mới tạo thuận lợi về thị thực cùng với sự phát triển loại hình du lịch cao cấp đã giúp lượng khách du lịch dần quay trở lại mức trước đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng được đánh giá là điểm đến cho kỳ nghỉ dài ngày lý tưởng với giá cả phải chăng so với các quốc gia khác trong khu vực.

Tạp chí Micenet của Australia đã đánh giá miền Trung của Việt Nam là điểm đến “nóng” mới nổi về du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện). Theo tạp chí này, ngày càng có nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế kết nối với Đà Nẵng - nơi đang phát triển thành điểm đến của du lịch MICE. Đà Nẵng nằm ở vị trí thuận lợi giữa hai di sản thế giới được UNESCO ghi danh là Phố cổ Hội An và Quần thể di tích cố đô Huế. Tại đây còn có hệ thống cơ sở vật chất chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu du khách ở nhiều phân khúc khác nhau. Năm 2023, du lịch Đà Nẵng tập trung nhiều hơn vào du lịch MICE với nhiều hoạt động xúc tiến, hội chợ thương mại, du lịch quốc tế... 

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng đã phối hợp với một số đơn vị tổ chức chương trình “Tập huấn thúc đẩy du lịch trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Giảm cầu ngà voi”, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý du lịch và cơ quan quản lý động vật hoang dã với hiệp hội du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành để thúc đẩy bảo vệ động vật hoang dã. Qua đó, các học viên hiểu biết thêm về quy định, pháp luật liên quan phòng chống buôn bán động thực vật hoang dã nói chung, ngà voi nói riêng; sự cần thiết phải thực hành du lịch có trách nhiệm, bảo vệ động vật hoang dã, nói không với ngà voi vì sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam cũng như sinh kế của các bên liên quan.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top