ClockThứ Bảy, 30/05/2020 23:22

Ba địa phương phải là “đầu tàu” liên kết của cả nước

TTH.VN - Liên kết phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng luôn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của mỗi điểm đến.

Sản xuất phim quảng bá chung của ba địa phươngGiới thiệu, quảng bá du lịch Huế tại Hội chợ ITB BerlinHỗ trợ, kết nối điểm đếnTổng kết hợp tác du lịch Bình - Trị - Thiên năm 2018Thừa Thiên Huế sẽ xúc tiến du lịch, quảng bá điểm đến tại Anh

Ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam cùng liên kết phát triển du lịch đã hơn 10 năm và trong ngày 30/5, một ký kết mới nhằm hành động để phục hồi, phát triển du lịch trong tình mới được diễn ra. Dịch bệnh COVID-19 làm thay đổi hoàn toàn tư duy phát triển du lịch, song liên kết vẫn được khẳng định sẽ giúp các địa phương sớm khôi phục ngành du lịch.

Để liên kết ba địa phương thêm phần hiệu quả, sớm phục hồi du lịch, Báo Thừa Thiên Huế Online đã ghi lại một số góp ý:

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng, Tổng cục Du lịch: Cần hình thành các liên minh

Trong bối cảnh Việt Nam khống chế dịch COVID-19 và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh hoạt động du lịch nội địa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, chúng tôi cho rằng, ký kết hành động phục hồi và phát triển du lịch giữa ba địa phương với thông điệp “Điểm đến Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam: An toàn và mến khách” là sự hưởng ứng cụ thể chương trình trên.

Để sự liên kết giữa các địa phương hiệu quả hơn và đi vào chiều sâu, ngoài việc kết nối từ cấp độ chiến lược giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp du lịch của ba địa phương cần phối hợp, hợp tác chặt chẽ để cùng xây dựng, triển khai các gói kích cầu du lịch hấp dẫn, đầu tư phát triển những sản phẩm mới tiềm năng, có sức hấp dẫn, tạo điểm nhấn cho du lịch vùng.

Nhiệm vụ trước mắt của ngành du lịch hiện nay là tập trung phục hồi thị trường du lịch nội địa, do đó cần tăng cường liên kết hình thành các liên minh kích cầu thu hút khách. Ba địa phương cần chủ động tổ chức những chương trình khảo sát, kết nối doanh nghiệp, chương trình giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch, dịch vụ, tại các thành phố lớn, các trung tâm gửi khách như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Bên cạnh đó, cũng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể đón khách quốc tế ngay sau khi điều kiện cho phép. Trong đó hướng tới các thị trường nguồn khách trọng điểm, có khả năng tăng trưởng cao, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Úc - New Zealand và các nước ASEAN…

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam: Khai thác dịch vụ mang tính hỗ trợ

Tại Tây Bắc từng có liên kết 8 tỉnh, hay Nam bộ cũng có liên kết phát triển du lịch vùng, nhưng sau một thời gian cho thấy sự lỏng lẻo và thiếu hiệu quả. Riêng ba địa phương “Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” ngày càng có chiều sâu hơn và thành “đầu tàu” của cả nước.

Ba địa phương cái gì cũng đã có, quan trọng là thêm dịch vụ để khách sử dụng. Theo tôi, Huế ngoài văn hóa di sản, ẩm thực phải là “nét sáng” của du lịch cả nước. Đà Nẵng nên đẩy mạnh khai thác dịch vụ mới, vì có nguồn lực. Quảng Nam phát triển thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng. Khi cả ba địa phương cùng hỗ trợ nhau trong sản phẩm sẽ cùng nhau khai thác mà không chồng chéo, hay có cạnh tranh.

Cơ quan quản lý Nhà nước phát huy tốt nhất vai trò “bà đỡ” cho doanh nghiệp; Hiệp hội Du lịch mỗi địa phương phát huy tốt hơn sức mạnh tập thể, phát động phong trào vươn lên của doanh nghiệp, tự chủ trong thu hút khách, trở thành cán cân của hai đầu TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Dịch bệnh làm cho tư duy làm du lịch hoàn toàn thay đổi. Từ khả năng đối phó, phòng chống dịch bệnh tốt của ba địa phương, cần tận dụng để vươn lên trở thành trung tâm du lịch với thương hiệu “an toàn và thân thiện”.

Ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng: Kiểm tra chất lượng dịch vụ theo cam kết

Để chương trình đi vào thực chất, phải có sự kiểm tra chất lượng hợp tác, dịch vụ theo cam kết. Giảm giá nhưng không giảm chất lượng, tăng giá trị cho du khách khi sử dụng dịch vụ, nâng cấp sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách. Tập trung đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch; đặc biệt cần chú ý công tác phòng chống dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch, vận chuyển du lịch đảm bảo an toàn cho khách du lịch. 

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng được đầu tư, sự liên kết chặt chẽ của ba địa phương cùng sự chung tay của các doanh nghiệp du lịch, hứa hẹn sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho ngành du lịch ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, sớm phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh, phát huy thương hiệu lên một tầm mới: “Ba địa phương - Một điểm đến”, an toàn, mến khách.

Ông Trần Đoàn Thế Duy, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Du lịch Vietravel: Liên kết tốt với các đối tác lớn.

Với nguồn lực và khả năng kết nối tốt từ các doanh nghiệp lớn, sẽ góp phần không nhỏ để giúp Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam tăng khả năng tiếp cận được các thị trường khách. Bên cạnh đó, có thể cung ứng các dịch vụ mang tính ưu đãi cao, tăng khả năng cạnh tranh bằng chất lượng và giá thành sản phẩm.

Riêng với Vietravel, hiện nay đã có sự liên kết với các hãng hàng không, các đơn vị lưu trú, cùng với đó là 6 sản phẩm đã được xây dựng đến khu vực miền Trung, với tiêu chí an toàn mà trọng tâm là ba địa phương. Về phía doanh nghiệp, chúng tôi thấy được “điểm sáng”, cũng như động lực khi các địa phương có sự kết nối, hỗ trợ quảng bá tố… Tin chắc khi đã có chuỗi cung ứng tốt, khả năng thu hút khách sẽ rất cao.

Quang Sang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top