ClockThứ Ba, 14/06/2022 07:00

Cần thay đổi cấu trúc sản phẩm du lịch văn hóa - di sản

TTH - Du lịch vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào văn hóa - di sản; trong khi đó, loại hình này đang dừng ở mức tham quan thuần túy.

Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế

Cần có nhiều dịch vụ để giới thiệu văn hóa Huế đến với du khách

Tham quan là chính

Du lịch Huế phụ thuộc quá nhiều vào loại hình du lịch văn hóa - di sản là câu chuyện cũ, nhưng luôn là vấn đề mới được bàn thảo. Bởi lẽ, dù đã nói nhiều, bàn nhiều, nhưng các sản phẩm mới chưa hình thành; hoặc có cũng chưa đủ sức hấp dẫn. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, chính cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cũng thẳng thắn nhìn nhận, khách đến Huế tăng mạnh, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng lõi TP. Huế, tham quan ở các điểm di sản là chính.

Theo một doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng lưu niệm ở đường Đoàn Thị Điểm, TP. Huế, cách thức tham quan Đại Nội của khách nội địa khác xa với khách quốc tế. Khi tham quan Đại Nội, thời gian trung bình của khách nội địa chỉ vào khoảng 1 - 2 tiếng, riêng khách quốc tế là 3 - 4 tiếng. Điều này cho thấy, nếu du lịch Huế vẫn phụ thuộc quá nhiều vào di sản, chưa có những sản phẩm hỗ trợ tốt, sẽ giảm khả năng giữ chân khách nội địa ở lại lâu hơn, dòng khách chính hiện tại.

Ông Đỗ Ngọc Cơ, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh phân tích, nhu cầu, mục đích tham quan của khách nội địa có những khác biệt so với khách quốc tế. Khách quốc tế thiên hướng nghiên cứu, tìm hiểu sâu văn hóa, thì khách nội địa lại thích trải nghiệm, thích thưởng thức những hoạt động có tính tái hiện cao hơn. Trong khi đó, phải thẳng thắn đánh giá, các điểm di tích ở Huế chủ yếu dừng lại tham quan thuần túy, chưa có các trải nghiệm.

 Văn hóa Huế độc đáo, là vùng đất có sự “đậm đặc” về văn hóa truyền thống bậc nhất cả nước, nhưng khoảng cách của văn hóa còn quá xa với du khách. Văn hóa truyền thống đang như bị “đóng khung”, chưa phát huy hết khả năng góp phần phát triển kinh tế từ nền công nghiệp văn hóa. Đã không ít lần câu chuyện nhã nhạc, tuồng Huế, ca Huế… chưa tiếp cận và phục vụ đông đảo du khách bằng những chương trình biểu diễn định kỳ trong những không gian phù hợp được mổ xẻ.

Một diễn biến khác cũng cần được nhìn nhận là, các sản phẩm du lịch liên quan đến văn hóa ở Huế được triển khai quá chậm. Đơn cử như xây dựng tuyến đường Lê Lợi, đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường Tiền, thành không gian văn hóa nghệ thuật đặc sắc được triển khai từ cuối năm 2018. Nhưng đến nay, vẫn chưa có chuyển biến sau gần 4 năm. Thậm chí, từ một khu vực nhộn nhịp, nay đi qua đoạn đường này lại vắng lặng hơn trước rất nhiều.

Ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Vietravel - Chi nhánh Huế phân tích, chưa có quá nhiều sản phẩm mang tính chiều sâu, trải nghiệm mới, mà chỉ dừng ở mức tham quan thuần túy, nên các chỉ tiêu về phát triển du lịch vì thế chưa đạt được như kỳ vọng: số ngày lưu trú thấp, mức chi tiêu chưa cao. Ngay ở các khách sạn, nếu làm tốt và các dịch vụ bổ sung, nguồn thu sẽ không chỉ dừng lại tiền phòng mà có cả dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe.

Trải nghiệm mới dựa trên giá trị cốt lõi

Theo ông Hoàng Văn Khánh, Huế cần sớm thay đổi cấu trúc sản phẩm du lịch. Thay đổi với Huế không phải là bỏ những sản phẩm cũ, làm những sản phẩm mới, mà đó là những sản phẩm mới dựa trên giá trị cốt lõi văn văn - di sản. Các sản phẩm hướng đến tính khám phá, trải nghiệm theo chiều sâu. Đưa văn hóa Huế đến gần với du khách bằng nhiều hình thức khác nhau.

Lãnh đạo tỉnh đã không ít lần nhấn mạnh, phải làm mới và phát huy giá trị văn hóa - di sản văn hóa một cách hiệu quả, bền vững để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch. Huế là điểm đến có nét riêng từ văn hóa - di sản. Vì vậy, nâng tầm sản phẩm du lịch văn hóa -  di sản Huế luôn là vấn đề được đặt ra. Trong đó, định hướng là tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch cả ngày và đêm ở quần thể di tích Cố đô Huế, nhất là khu vực Đại Nội. Từng bước tái hiện không gian văn hóa cung đình, tăng cường các loại hình dịch vụ trong khu vực Đại Nội như tổ chức yến tiệc khi có nhu cầu, trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh đông y theo y thuật cung đình, phố đêm quanh Đại Nội…

Phía doanh nghiệp du lịch góp ý, Đại Nội không khác một sân khấu lớn. Phải làm sao đó khi du khách vào tham quan như bước qua những “bức màn” của sân khấu. Có những câu chuyện, có những trải nghiệm đi sâu vào theo chiều sâu của Đại Nội. Hiện tại ở Đại Nội đã có những chương trình nghệ thuật biểu diễn theo giờ cố định. Thiết nghĩ, không dừng ở đó mà phải tạo ra những sân khấu có tính tương tác, sân khấu với nghệ thuật truyền thống đỉnh cao.

Ông Đỗ Ngọc Cơ cho rằng, trước đây, sự cạnh tranh về điểm đến ít, cơ hội cho các điểm đến sẽ cao hơn. Nay địa phương nào cũng có những sản phẩm mới để thu hút du khách. Khó khăn của Huế là rất nhiều, đặc biệt như về vận chuyển, làm tăng chí phí của du lịch. Do đó, tư duy làm du lịch ở Huế cũng cần được thay đổi. Lấy những thuận lợi, những chính sách mới phù hợp để bù vào những khó khăn đang gặp phải. Huế cần đi từng bước một, thu hút khách trước bằng các chính sách, sau đó sẽ hình thành các sản phẩm để giữ chân khách và nâng mức chi tiêu.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trung tâm đang có kế hoạch tổ chức thường xuyên các hoạt động nghệ thuật, triển lãm. Cùng với đó có những giải pháp tiếp theo mang tính dài hạn về hình thành và phát triển các sản phẩm trong quần thể di tích, chuyển dần từ tham quan sang trải nghiệm nhiều hơn.

Làm việc với tỉnh gần đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã gợi ý cho tỉnh xây dựng đề án thí điểm để huy động nguồn lực xã hội hóa trong vấn đề quản trị, sử dụng di tích theo hướng “Di tích là của Nhà nước, quản trị là của doanh nghiệp”. Mục đích là nhằm giảm tải bớt áp lực về ngân sách và phát huy được giá trị của di sản, di tích; qua đó phát triển du lịch.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top