ClockThứ Năm, 22/08/2019 16:02

“Của để dành” cho du lịch sinh thái

TTH - Hiếm có địa phương nào như Huế khi vừa có biển, có sông, có núi, có đầm phá… Và hơn nữa, nhiều điểm sinh thái còn vẻ hoang sơ, đẹp lộng lẫy vẫn chưa được khai thác. Đúng là của trời cho và để dành cho du lịch Huế.

Du lịch Nam Đông: Nhiều lợi thế để phát triểnKết nối đưa khách đến Nam ĐôngKhảo sát tour du lịch ở A LướiPhát triển du lịch sinh thái Thủy Biều

Suối Voi (Phú Lộc), điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

Chậm mà chắc

Bao nhiêu năm qua, ở Huế chỉ lác đác vài điểm sinh thái có quy mô đầu tư khá lớn để phục vụ cho người dân địa phương và du khách. Ở Phú Lộc, thì có Bạch Mã Village, Nam Đông thì có Thác Mơ, Phong Điền thì có suối nước khoáng Phong Sơn, còn lại đa phần vẫn giữ được nét hoang sơ.

Huế là một thành phố du lịch nổi tiếng, song Huế không ồn ào, xô bồ như bao địa phương du lịch khác. Khách du lịch đến Huế vẫn tăng đều qua từng năm, đạt gần 3 triệu lượt, nhưng Huế không xô bồ và náo nhiệt.

Cách làm du lịch của người Huế cũng khác nơi khác, kể cả chuyện thu hút đầu tư du lịch. Dự án nào có tính khả thi, vốn đầu tư lớn và không làm ảnh hưởng đến môi trường thì được cấp phép nhanh chóng, còn dự án nào mang tính chất hủy hoại đến thiên nhiên, môi trường thì rất khó được cấp phép đầu tư. Nhờ vậy, đến hôm nay, Huế mới giữ được nét đẹp và phong cảnh ấy. Một minh chứng cho điều này, Bạch Mã rất có lợi thế để phát triển điểm nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao như Bà Nà (Đà Nẵng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai), song Huế đã từ chối rất nhiều dự án khai thác quá mức, vì vậy, cho đến hôm nay, Huế vẫn còn giữ được Bạch Mã hoang sơ cho những ai thích phong cảnh và những "cao thủ" phượt tìm đến khám phá và chiêm ngưỡng.

Nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

Tôi thử thầm tính, địa phương nào ở Huế cũng có vài ba chục điểm sinh thái lớn, nhỏ đan xen nhau nhưng chưa bị khai thác theo kiểu ồ ạt, rầm rộ để lại hậu quả về môi trường sinh thái. Có chăng, chỉ một số hộ dân đến đây dựng chòi, lán trại bán vài món thức ăn để phục vụ cho nhu cầu người dân thích khám phá sinh thái mà thôi.

Sáng cuối tuần, cả gia đình tôi quyết định đến suối Mơ - Hói Mít, huyện Phú Lộc. Đến đây, đã thấy lượng người rất đông rồi, song chỉ có một lán trại được dựng lên rất thô sơ để phục vụ du khách nghỉ ngơi, tắm suối và ăn uống, trông rất bình dị và gần gũi với thiên nhiên. Sau khi tắm mát, ăn uống và nghỉ ngơi thỏa sức, chiều đến, chúng tôi kéo nhau ra biển Cảnh Dương để thưởng thức hải sản. Cảnh Dương nổi tiếng là vậy, song vẫn còn hoang sơ lắm, người dân cũng rất ít đầu tư.

Một ngày khác, cùng mấy người bạn thân ở xa về, chúng tôi lại kéo nhau lên Khe Đầy, thuộc xã Bình Thành, thị xã Hương Trà. Là một điểm đến còn khá mới lạ, mặc dù không được hùng vĩ như Khe Su, Suối Voi (huyện Phú Lộc) nhưng Khe Đầy lại có lòng khe khá rộng với nhiều đoạn suối đẹp nằm ẩn hiện trong cánh rừng hoang vu, tĩnh mịch. Đây là một điểm đến rất lý tưởng cho những bạn nào đang muốn tìm một trải nghiệm thú vị vào cuối tuần. Nhìn Khe Đầy đẹp vậy, nhiều người bạn tôi trầm trồ: “Sao Huế giàu có về điểm sinh thái đến vậy? Nếu ở những nơi khác thì người ta tranh giành nhau để đầu tư đấy”. Tôi nói với bạn bè, Huế còn nhiều, nhiều lắm các điểm sinh thái nhưng mà là “của để dành” đấy.

Không chỉ suối Mơ (Hói Mít), Khe Đầy (Bình Thành), Huế còn lắm điểm sinh thái đẹp như suối Pâr Le (xã Hồng Hạ), thác A Nôr (xã Hồng Kim), suối A Lin (xã Hồng Trung), Khe Su (xã Lộc Trì), Nhị Hồ, suối Voi… Tất cả vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ. Đó là “của để dành” cho du lịch sinh thái.

Bài, ảnh: Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top